- “Thế giới mới”, bản giao hưởng nổi tiếng nhất của Antonin Dvorak và của trường phái lãng mạn, sẽ đến với bạn trẻ TP.HCM qua buổi trình diễn miễn phí của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch (HBSO).

 

Sự xuất hiện của “Thế giới mới” tại TP.HCM mang một ý nghĩa khác, trên một con đường khác, đi chinh phục trái tim của những người trẻ còn thờ ơ với âm nhạc bác học. Dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch (HBSO) quyết định chọn “Thế giới mới” như dấu gạch nối kế tiếp cho chương trình Giai điệu trẻ mà họ nhẫn nại thực hiện miễn phí từ nhiều năm nay.

Trong những chương trình trước, với sự dẫn giải của NSƯT - nhạc trưởng Trần Vương Thạch, bạn trẻ đã có dịp làm quen với các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, tính năng, những màu sắc đặc trưng riêng biệt của các nhạc cụ khác nhau, những bộ phận cơ bản của một dàn nhạc giao hưởng.

{keywords}
Dàn nhạc HBSO

Trong lần trở lại với chương một của bản giao hưởng "Thế giới mới", HBSO mong muốn khán giả trẻ sẽ được thưởng thức trực tiếp một tác phẩm giao hưởng để có sự cảm nhận về kết cấu, sự chuyển động của những tuyến âm thanh khác nhau, sự kết hợp để tạo nên nghệ thuật có tính học thuật và sức biểu cảm cao nhất trong âm nhạc cho đến thời điểm hiện tại.

Bước tiếp cận kế tiếp được hi vọng sẽ làm nặng thêm hành trang ban đầu để người trẻ có thể tự tin tiếp tục khám phá những giá trị nghệ thuật đã từ lâu mang tính quốc tế, không của riêng một quốc gia hay dân tộc nào và hướng tới những chân trời xa hơn ở những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống trong tương lai.

{keywords}
Đông đảo bạn trẻ TP.HCM đã tìm đến chương trình Giai điệu trẻ trong đêm diễn trước.

Chương trình tiếp tục diễn ra qua sự chỉ huy và dẫn giải của nhạc trưởng Trần Vương Thạch vào lúc 20h tối 29/5 tại Nhà hát TP.HCM. Có thể nhận vé miễn phí tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên của thành phố hoặc phòng vé của HBSO.

Khải Trí

Năm 1969, trên đường tới mặt trăng bằng phi thuyền Apollo 11, Neil Armstrong mang theo bản ghi âm giao hưởng “Thế giới mới” của nhà soạn nhạc người Sec Antonin Dvorak (1841-1904). 

Giao hưởng số 9 cung Mi thứ Op. 95 có lẽ được người ta biết nhiều hơn với tên gọi Giao hưởng “Thế giới mới”. Dvorak viết tác phẩm này năm 1893 trong thời gian ông đảm nhiệm chức danh Giám đốc Nhạc viện Quốc gia Hoa Kỳ từ 1892 đến 1895.

{keywords}
Nhà soạn nhạc Antonin Dvorak (1841-1904)

Đó là thời gian ông dành quan tâm đến âm nhạc của người Mỹ bản địa và người Mỹ gốc Phi, vì ông tin rằng “âm nhạc tương lai của đất nước này sẽ được phát triển dựa trên những gì được gọi là âm điệu của người da đen”. Nói về bản giao hưởng nổi tiếng nhất trong sự nghiệp, Dvorak khẳng định nó thực sự là sự giao thoa của những nền văn hóa khác nhau.