Một trong những lý do cơ bản của việc tăng giá điện lần này là do chi phí đầu vào mà quan trọng nhất là giá than đã tăng lên rất mạnh trong thời gian qua. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta càng hiểu rõ hơn những nguy cơ từ năng lượng hóa thạch và xu hướng tất yếu của năng lượng tái tạo, Trong đó, tại Việt Nam vai trò của thủy điện ngày càng được khẳng định.

Xu hướng thế giới

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê chuẩn một chiến lược năng lượng mới về việc hạn chế đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện chạy than, ngoại trừ các quốc gia không có nguồn năng lượng thay thế nhằm cân bằng những nỗ lực về môi trường với nhu cầu năng lượng của các nước nghèo.

Cách đó 1 tháng tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ ngừng đầu tư vào các dự án than ở nước ngoài trừ các ngoại lệ hiếm hoi như một phần của Kế hoạch Hành động khí hậu, đồng thời kêu gọi các ngân hàng đa phương cùng hành động chống biến đổi khí hậu.

Cơ quan tài chính hàng đầu của Mỹ, Ngân hàng Xuất nhập khẩu mới đây cũng đã phê chuẩn quyết định từ chối tài trợ cho nhà máy nhiệt điện Thái Bình II vì lý do môi trường. Không chỉ vậy, hàng loạt các Quốc gia khác trên thế giới đều đang tính đến bài toán hạn chế năng lượng hóa thạch để đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng nóng lên của trái đất.

{keywords}

Trong khi đó, nguồn năng lượng hóa thạch trên thế giới cũng đang trong tình trạng cạn kiệt, sản lượng dầu của quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này đứng ở mức 918.000 thùng/ngày năm 2012 với dự trữ còn lại 3,7 tỷ thùng, trong khi tiêu thụ trong cùng kỳ 1,56 triệu thùng/ngày.

Tháng 5 vừa qua, trong cuộc hội thảo về biến đổi khí hậu diễn ra tại Washington (Hoa Kỳ), Ngân hàng thế giới đã quyết định quay trở lại với việc đầu tư vào các dự án thủy điện có quy mô lớn trên toàn cầu nhằm giảm thiểu căng thẳng giữa phát triển kinh tế và hạn chế tình trạng gia tăng hàm lượng Cacbon.

Ông Rachel Kyte, Phó Chủ tịch WB đánh giá: “ Nhà máy thủy điện lớn là phần quan trọng cho giải pháp phát triển của Châu Phi và Nam Á”. Ông Obama cũng nhận định: “Một số người vẫn chối bỏ phán quyết mạnh mẽ của giới khoa học, song không ai có thể tránh hậu quả thảm khốc của hỏa hoạn, hạn hán và những cơn bão mạnh. Con đường tới những nguồn năng lượng bền vững sẽ dài và đôi khi khó khăn, nhưng nước Mỹ không thể kháng cự quá trình chuyển tiếp đó. Mỹ sẽ là nước tiên phong trên con đường phát triển nguồn năng lượng bền vững và chống biển đối khí hậu”.

Hiện nay để đẩy nhanh việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó đặc biệt chú ý tới thủy điện, 37 quốc gia đã cung cấp thông tin cho việc xây dựng tấm bản đồ đầu tiên trên thế giới về tiềm năng năng lượng tái tạo. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích trong những nỗ lực của quốc tế nhằm tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo vào năm 2030, chiếm khoảng 30% năng lượng toàn cầu.

Những sự lựa chọn của Việt Nam

Cùng với xu hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo của thế giới, đặc biệt là phát triển thủy điện để giảm thiểu phát thải nhà kính, giải thiểu lượng CO2 mỗi năm cho môi trường, nhiều công trình thủy điện ở nước ta cũng tích cực điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, hạn chế tối đa diện tích chiếm đất và bảo vệ môi trường. Đây chính là một lợi thế của Việt Nam đang được nhiều dự án hướng tới.

Khảo sát các công trình thủy điện đang trong thời gian xem xét hiện nay, chúng ta có thể thấy điều này ở công trình trong thời gian qua thu hút sự chú ý của công luận là Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Một số luồng ý kiến phản đối việc xây dựng hai dự án này với lý do chiếm hàng trăm ha đất thuộc VQG Cát Tiên, tuy nhiên, về phía chủ đầu tư cũng đã tiếp thu những ý kiến từ phía các cơ quan chức năng cũng như dư luận và đã có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất, đảm bảo điều hòa dòng chảy môi trường.

Cụ thể, từ 1.952 ha diện tích chiếm đất, trong đó có 732 ha diện tích thuộc VQG Cát Tiên theo quy hoạch ban đầu, Chủ đầu tư - Đức Long Gia Lai đã tìm cách giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất, diện tích rừng và tác động môi trường. Theo đó, bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 được chia thành hai bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A với tổng công suất 241 MW, diện tích chiếm đất chỉ còn 372 ha, diện tích chiếm đất thuộc VQG Cát Tiên là 137 ha, giảm thiểu đáng kể so với quy hoạch trước đó.

Để đảm bảo dòng chảy môi trường, trong khi các thủy điện bậc trên sông Đồng Nai từ Đồng Nai 2 đến Đồng Nai 5 đều sử dụng 2 tổ máy tua bin Francis, hai dự án Đồng Nai 6 và 6A sử dụng tua bin Kaplan là loại tuabin có thể làm việc ở phạm vi lưu lượng và công suất rộng hơn so với tua bin Francis có cánh cố định.

Đổi lại, chi phí thiết bị tua bin Kaplan cao hơn tuabin Francis rất nhiều. Loại tua bin này có thể phát điện từ mức lưu lượng 30% lưu lượng thiết kế nên tua bin Kaplan có thể làm việc ngay khi lưu lượng về hồ thấp.

Đồng thời, quy trình vận hành hồ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đảm bảo duy trì dòng chảy hạ lưu liên tục 24/24h ở lưu lượng phát điện nhỏ nhất là 68m3/s. Thay vì tập trung trữ nước để vận hành vào giờ cao điểm với giá bán điện khá cao là 957 đ/KWh, hai dự án Đồng Nai 6 và 6A xả nước liên tục 24/24h để đảm bảo dòng chảy môi trường và chấp nhận giá bán điện chỉ còn 838đ/Kwh. Như vậy, để đảm bảo dòng chảy môi trường, tránh ảnh hưởng đến vùng hạ du, nhà đầu tư chấp nhận giảm lợi ích tài chính để đảm bảo nguyên tắc vận hành, đảm bảo lưu lượng nước về hạ du mỗi ngày.

Trong khi đó, với sản lượng điện gần 1 tỷ KWh hai dự án có thể mang lại, nếu chúng ta sản xuất bằng nhiệt điện phải mất tới 540.000 tấn than đá mỗi năm. Để vận chuyển được hàng trăm ngàn tấn than đá như vậy mỗi ngày phải cần tới 100 chuyến xe 15 tấn, điều này có thể sản sinh ra một lượng CO2 cực lớn bằng 514.000 tấn mỗi năm.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng những hiệu ích kinh tế và cố gắng của Nhà đầu tư trong việc giảm thiểu tác hại đến môi trường đã được ghi nhận. Đây là động thái phù hợp với chiến lược phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để dần thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Và qua đợt tăng giá lần này, điều nó càng được thể hiện rõ hơn.

Hoàng Sơn