Điều hòa bị quá tải, nước chảy ra ngoài là hiện tượng thường gặp khi điều hòa phải làm việc với công suất cao và liên tục, máy không thể làm mát theo nhu cầu dù bạn đã cài đặt nhiệt độ thấp. 

Khi điều hòa chạy liên tục, cường độ làm việc lớn sẽ ảnh hưởng đến độ bền của chi tiết máy, dẫn đến tuổi thọ của máy giảm.

{keywords}
Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo PGS-TS Nguyễn Việt Dũng, Viện KH&CN Nhiệt Lạnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội), điều hòa bị chảy nước, thường do đường thoát nước ngưng ở dàn lạnh, dẫn đến đường thoát bị tắc, bẩn, ống bị vỡ.

Hoặc do lâu ngày, vị trí lắp đặt dàn lạnh và ống thoát nước ngưng thay đổi dẫn tới việc bị chảy nước.

Để khắc phục tình trạng này và giảm thiểu hỏng hóc cho điều hòa, PGS-TS Nguyễn Việt Dũng đưa ra một số tư vấn:

- Bảo dưỡng, xịt rửa dàn nóng bằng bơm và thiết bị chuyên dụng, để khô rồi mới sử dụng.

- Tránh để vật cản trước mặt thải gió của điều hòa. Cài đặt nhiệt độ trong phòng chỉ chênh 8-10 độ C so với nhiệt độ ngoài trời.

- Nếu dàn nóng của nhiều điều hòa để sát nhau, bạn tránh bật chúng chạy cùng lúc.

- Bạn lấy nước, vẩy nhẹ lên mặt sàn của phòng có điều hòa (tuyệt đối tránh dội nước trực tiếp vào dàn nóng ĐH).

- Không nên bật/ tắt điều hòa liên tục: Nhiều người có thói quen bật/ tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, thói quen này không những không giúp tiết kiệm điện mà còn làm tốn điện thêm và làm nhanh hỏng máy.

Vì khi bật máy trở lại thì điều hòa phải tốn rất nhiều điện năng để khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ cài đặt.

- Đặt nhiệt độ điều hòa hợp lý: Trong những ngày nắng nóng, nhiều gia đình thường có thói quen cài đặt nhiệt độ thấp nhất để làm mát gian phòng nhanh hơn.

Tuy nhiên, khi thời tiết ngoài trời lên đến 40 độ C, việc cài đặt nhiệt độ với mức nhiệt thấp dẫn đến điều hòa rất dễ quá tải hoặc giảm tuổi thọ đáng kể. Thời tiết có nóng thế nào, hãy cài đặt nhiệt độ điều hoà khoảng 25 độ C hoặc chỉ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 5-7 độ C. Một mẹo nhỏ để giúp bạn có thể thấy mát hơn là sử dụng thêm quạt điện. 

- Vệ sinh bộ lọc: Các bộ lọc không khí là thành phần thiết yếu của mỗi điều hòa không khí. Chúng giúp loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn.

Các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn.

Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng. Nếu điều hòa không khí của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy vệ sinh bộ lọc dưới vòi nước lạnh và để khô hoàn toàn trước khi lắp trở lại.

Mẹo đơn giản để nhà mát như đang bật điều hòa

Mẹo đơn giản để nhà mát như đang bật điều hòa

Chỉ cần thực hiện những bước sau, căn nhà của bạn sẽ trở nên mát mẻ, có lúc không cần sử dụng điều hòa trong ngày nóng.

Diệu Bình