Trường Mossbourne đã mua lại trường Hackney Downs, miền đông nước Anh, bị đóng cửa năm 1995, sau khi bị gắn cho mác là trường tồi tệ nhất. Ngôi trường này bây giờ được xem như là trường toàn diện nhất nước Anh. Điều gì đã làm nên sự kì diệu ấy?
'Du học về cũng bị cuốn theo chiều gió'
Thuyết trình đặc sắc của HS gốc Việt ở ĐH Mỹ
Giờ học tiếng Anh ở trường |
Những gì nổi bật ở Trường Mossbourne không phải là màu sắc tươi tắn ở mọi nơi hay những bức tường kính sáng bóng.
Cũng không phải chuyện một học sinh 15 tuổi nói một cách thuyết phục với bạn rằng “bạn có ít thứ trong tay không có nghĩa là bạn không xứng đáng có được nhiều thứ hơn thế”.
Cũng không phải vì nhiều lời mời từ các trường đại học danh tiếng. Có lẽ, một trong những điều ấn tượng nhất khi đến nơi đây là hàng dài những chiếc bàn tennis trải từ lối vào cho đến khu vui chơi.
Ở đây, có hàng trăm học sinh chơi đùa với nhau trong một không khí hợp tác, không hò hét, cãi vã, hay có trang thiết nào bị phá hỏng. Nhưng có một cái gì đó thật mạnh mẽ và đầy hấp dẫn trong sự im lặng, bình thản đó.
Trường Mossbourne không chỉ nổi bật về vẻ bề ngoài hay thành tích. Đây còn là ví dụ thuyết phục nhất để bác bỏ lại những kiến nghị của phó thủ tướng Anh Nick Clegg cho rằng, không nên có nhiều học sinh nghèo hoặc thuộc nhóm dân tộc ít người học tại các trường đại học hàng đầu.
“Quan điểm này cho rằng, học sinh nghèo không thể đạt được thành tích cao,” Thầy Michael Wilshaw, hiệu trưởng trường Mossbourne Academy nói.
“Điều khiến tôi tự hào nhất là đã chứng minh được điều ngược lại, và chúng tôi làm điều đó ở Hackney, ngôi trường từng bị xem là có thành tích yếu kém nhất”.
Cách đây một thập kỉ, khi thầy Michael đang bàn thảo những bước chi tiết cuối cùng cho bản thiết kế xây dựng lại trường Hackney, 46 % phụ huynh học sinh của trường này đã xin chuyển trường cho con em họ vì kết quả học quá tệ.
Thế nhưng, giờ đây, số phụ huynh đăng ký cho con học nhiều đến mức cảnh sát khu vực phải can thiệp để kiểm soát đám đông.
Tại sao?
Nhiều câu hỏi được đặt ra. Làm thế nào mà ngôi trường này lại có được sức hút như vậy? Tại sao nó lại thành công trong khi bao nhiêu trường khác thất bại? Mô hình hay người lãnh đạo đóng góp bao nhiêu vào thành công ấy? Nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để các trường khác cũng làm được những điều kì diệu như thế?
Nguyên tắc và văn hóa “No excuses” (thực hiện đúng nguyên tắc và không biện lý do khi sai phạm) có lẽ chính là động lực chính đưa đến thành công.
Nguyên tắc và văn hóa “No excuses” (thực hiện đúng nguyên tắc và không biện lý do khi sai phạm) có lẽ chính là động lực chính đưa đến thành công. |
Nhà trường áp dụng các quy định rất nghiêm khắc. Lớp học bắt đầu sau khi tất cả học sinh đều cam kết sẽ luôn có thái độ quan sát, học hỏi.
Những em vi phạm kỉ luật sẽ bị giữ lại và kỉ luật ngay trong ngày hôm đó. Có những lớp học buổi chiều và các câu lạc bộ vào cuối tuần mà các em học sinh yếu kém bắt buộc phải tham gia.
Nhà trường cũng yêu cầu học sinh xử sự tốt, và đồng phục gọn gàng.
Các em lớp sáu trong khóa đầu tiên đã đạt thành tích xuất sắc. 10 em nhận được lời mời từ trường đại học Cambridge. 55 lời mời khác từ nhóm 20 trường đại học danh giá nhất tại Anh về nghiên cứu Russell Group.
Không phải xã hội đã sắp xếp như thế, ngược lại, chính các em, nhưng học sinh tài năng thực sự đã và đang làm được điều đó. Nhờ kỉ luật nghiêm, khát khao lớn và phương pháp dạy đúng đắn.
Tất cả phòng học đều lắp cửa kính, cửa thì luôn luôn mở để tất cả giáo viên và học sinh trong trường được hỗ trợ và theo dõi đồng thời. Điều này cũng thể hiện một môi trường công khai minh bạch.
Hầu hết, các em học sinh ở đây có hoàn cảnh khó khăn. Một số em mất cả bố lẫn mẹ vì nghiện ma túy. Những em khác thì bố mẹ ly dị, hay phải sống trong bạo hành và phạm tội.
Có đến 58% học sinh cần đến chương trình giáo dục đặc biệt và 43 % phải nhận bữa ăn miễn phí của trường. Những em hoàn cảnh khó khăn nhất có thời khóa biểu và học lớp riêng.
XEM THÊM: Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục
Thuyết trình đặc sắc của HS gốc Việt ở ĐH Mỹ Cafe trường học cho trẻ tự kỉ
|
Theo thầy hiệu trưởng Michael, những em đạt được tiến bộ nhiều nhất lại chính là những em kém nhất khi mới nhập học.
“Chúng tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng muốn làm nhiều hơn thế nữa. Sắp tới, tôi sẽ xin thêm kinh phí mở một trường dạy nghề đích thực chứ không phải vì những tiêu chuẩn vô nghĩa nào cả” thầy Michael nói.
Trường sử dụng cơ chế tuyển đầu vào thực sự toàn diện, nghĩa là cho phép tất cả các em học sinh tiểu học địa phương tham gia thi đầu vào.
Nhà trường chỉ nhận 25% trong số đó và ưu tiên các em gần trường. Trường cũng nhận các em lớp 6 từ các trường công lập khác xin vào.
Các nhà lãnh đạo chính trị lâu nay ra sức thuyết phục thầy Michael đảm nhận một số trường khác ở thành phố và chuyển Trường Mossbourne trở thành trường đào tạo. Tầm ảnh hưởng của hiệu trưởng Michael không biết sẽ duy trì được bao lâu nhưng rõ rằng thầy Michael đã và sẽ mang lại cơ hội tốt nhất đối với những em học sinh ở địa phương muốnvào học tại các trường đại học hàng đầu tại quốc gia này.