- Việc điều trị tật nói lắp ở trẻ em là vô cùng quan trọng, để trẻ không chỉ sớm khắc phục được bệnh, mà còn để các em không phải gặp khó khăn lâu dài khi lớn lên.
Không giống như các đứa trẻ cùng tuổi bình thường khác, trẻ em nói lắp có vấn đề đặc biệt khi phát âm từ đầu tiên trong câu, hoặc khi bắt đầu nói các từ nào đó. Đôi khi trẻ cảm thấy bị căng thẳng, nên phải kéo dài và phóng đại âm thanh của từ. Hoặc trẻ dường như bị kẹt, không thể phát ra âm thanh hay nói ra từ ấy.
Có nhiều chiến lược điều trị nhất định sẽ giúp trẻ vừa cải thiện được khả năng nói, vừa giúp các em hình thành thái độ tích cực và không e sợ việc giao tiếp nữa. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ cần phải lưu tâm ngay khi trẻ có dấu hiệu nói lắp kéo dài từ 3 đến 6 tháng, biểu hiện khó khăn khổ sở trong việc giao tiếp, hoặc có người thân trong gia đình cũng có tật nói lắp hay các rối loạn về giao tiếp khác.
Một số chuyên gia khác lại cho rằng trẻ nhỏ cần được chẩn đoán tật nói lắp định kỳ 3 tháng/lần, vừa để phát hiện sớm tật nói lắp, vừa để theo dõi xem tật nói lắp có dấu hiệu trầm trọng hơn hay thuyên giảm đi hay không.
Các bậc cha mẹ cần phải đóng vai trò chủ đạo trong việc giúp con mình khắc phục tật nói lắp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp lưu loát. Cụ thể, bố mẹ nên:
Tạo bầu không khí thoải mái, không làm áp lực hay phán xét để trẻ có thể nói chuyện một cách cởi mở, tự nhiên. Việc này cần phải được xác lập một khoảng thời gian phù hợp trong ngày, tốt nhất là vào thời điểm trẻ cảm thấy háo hức và có nhiều điều muốn chia sẻ với bố mẹ nhất.
Không nên có những phản ứng tiêu cực khi trẻ nói lắp. Thay vào đó, bố mẹ nên nhìn nhận tật nói lắp của trẻ một cách công bằng như những khó khăn khác trong cuộc sống mà trẻ sẽ gặp phải trên đường đời. Hãy giúp trẻ sửa chữa sự lắp bắp một cách dịu dàng, đầy thiện chí và khen ngợi mọi nỗ lực nói lưu loát của trẻ.
Đừng tạo áp lực hay yêu cầu trẻ phải nói được như thế này thế kia, đặc biệt với những trẻ có tính cách nhạy cảm và dễ lúng túng khi phải đối mặt với áp lực lớn.
Trò chuyện với trẻ một cách chậm rãi và từ tốn. Bản thân trẻ có tật nói lắp sẽ cảm thấy tự ti và áp lực hơn nếu bạn nói quá lưu loát hoặc quá nhanh.
Lắng nghe trẻ một cách tập trung và kiên nhẫn đợi các em nói hết câu trước khi hồi đáp. Đừng nóng vội hoàn thành câu chuyện thay cho trẻ. Hãy giúp trẻ nhận ra rằng, trong cuộc sống có rất nhiều người vẫn thành đạt và giỏi giang dù họ mắc phải tật nói lắp.
Mỗi khi bé hỏi bạn về tật nói lắp của mình, hãy trò chuyện và tham vấn cho trẻ một cách chân thành. Hãy động viên bé rằng tật nói lắp thực ra cũng như bao vấn đề khó khăn trong cuộc sống, rằng nó không phải là một điều gì quá ghê gớm và hoàn toàn có thể vượt qua được nếu trẻ cố gắng.
Thành Luân (tổng hợp)
Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống tốt không chỉ tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư buồng trứng, còn giúp tăng cường sức đề kháng.
Uống sữa với nghệ đúng cách, tránh được 8 căn bệnh
Sữa có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn, nhưng khi kết hợp với nghệ còn có nhiều tác dụng nữa mà có thể bạn chưa biết dưới đây.
Kiêng gì để hỗ trợ cho điều trị bệnh ung thư amidan
Ung thư amidan kiêng ăn gì là nỗi niềm băn khoăn của không ít bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này.