- Sành điệu và luôn "phiêu" với cảm giác được làm chủ không gian bên bàn mix nhạc, thế nhưng mấy ai hiểu được để đứng vững trong giới DJ, người theo nghề phải đánh đổi rất nhiều thứ.
DJ nghề đam mê và đánh đổi
Là một trong những nghề “hot” với thu nhập cao, có chỗ đứng trong giới "dân chơi" , DJ là công việc thu hút rất nhiều bạn trẻ . Một DJ có nick name là Live ở Hà Nội tâm sự: "Vào nghề được 7 năm cũng đồng nghĩa với việc chưa được ăn Tết với gia đình 7 năm. Tuy làm việc ở nơi sôi động nhưng cuộc sống riêng của tôi rất khép kín".
Vai trò DJ luôn cho cảm giác được làm chủ không gian và âm thanh. Ảnh nhân vật cung cấp |
Thế giới riêng của nghề DJ là âm nhạc, rượu, bia và lắc. Nhưng để đứng vững
trong giới, mỗi DJ đều phải tạo cho mình một vỏ bọc hào nhoáng từ đầu đến chân,
ăn mặc và hành xử đều phải tạo cho mình một đẳng cấp hơn người. Vì thu nhập cao
(có khi vài chục triệu/tháng) nên giới DJ không ngại chi các khoản lớn để sở hữu
hàng hiệu cho phù hợp với đẳng cấp của mình. Thế nhưng sau vẻ hào nhoáng đó là
những đêm làm việc mệt mỏi và căng thẳng do thiếu ngủ và áp lực công việc mang
lại.
Ngày làm việc DJ vào khoảng 8h tối đến 1, 2h sáng và chỉ thực sự nghỉ ngơi vào lúc bắt đầu ngày mới của tất cả mọi người. 6h sáng là lúc họ dành cho việc ngủ nghỉ, chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo như một vòng quay. Sự thay đổi giờ giấc sinh hoạt, trái quy luật tự nhiên gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các DJ, cộng với môi trường làm việc có tần số âm thanh cao (các DJ thường đeo tai nghe liên tục khi làm việc) là nguyên nhân gây căng thẳng kéo dài, khiến đời sống tình cảm của họ thường rất nghèo nàn.
Ngày làm việc DJ vào khoảng 8h tối đến 1, 2h sáng và chỉ thực sự nghỉ ngơi vào lúc bắt đầu ngày mới của tất cả mọi người. 6h sáng là lúc họ dành cho việc ngủ nghỉ, chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo như một vòng quay. Sự thay đổi giờ giấc sinh hoạt, trái quy luật tự nhiên gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các DJ, cộng với môi trường làm việc có tần số âm thanh cao (các DJ thường đeo tai nghe liên tục khi làm việc) là nguyên nhân gây căng thẳng kéo dài, khiến đời sống tình cảm của họ thường rất nghèo nàn.
Bước vào các vũ trường Catwalk ( Lê Lai, Q.1), VIP (Nguyễn Thị Diệu, Q.3) và
nhiều bar, vũ trường ở TP.HCM mới thấy được những âm thanh đập vào tai chát chúa
khiến những ai lần đầu đặt chân vào "chốn ăn chơi" này đều một phen rùng mình vì
tiếng ồn. Dưới ánh đèn đủ màu chớp nháy đến nhức mắt và những âm thanh chói tai,
các DJ vẫn miệt mài bên bàn mix nhạc, hòa cùng không khí nhảy nhót, ăn chơi của
những bạn trẻ thích đốt tiền như giấy.
“Chiều khách” tới bến
Các DJ làm việc trong bar hay vũ trường ngoài việc chơi nhạc hay còn là người sành “ăn chơi” để hiểu rõ thị hiếu và tâm lý khách hàng. Muốn làm được như vậy, bản thân mỗi DJ phải biến mình thành vật thí nghiệm - nghĩa là phải tham gia vào các cuộc ăn chơi thật sự. Từ phong cách bên ngoài đến mức độ ăn chơi đều phải học sao cho giống với các khách hàng lắm tiền của mình.
“Chiều khách” tới bến
Các DJ làm việc trong bar hay vũ trường ngoài việc chơi nhạc hay còn là người sành “ăn chơi” để hiểu rõ thị hiếu và tâm lý khách hàng. Muốn làm được như vậy, bản thân mỗi DJ phải biến mình thành vật thí nghiệm - nghĩa là phải tham gia vào các cuộc ăn chơi thật sự. Từ phong cách bên ngoài đến mức độ ăn chơi đều phải học sao cho giống với các khách hàng lắm tiền của mình.
Các DJ đôi khi phải học cách sành điệu với khách. Tuy nhiên trong môi trường âm thanh tần số cao, kéo dài, không ít người mắc bệnh trầm cảm. Ảnh nhân vật cung cấp. |
Mức độ "chịu chơi" càng cao càng làm hài lòng khách hàng và lôi kéo họ thường
xuyên lui tới hoặc thành khách hàng "ruột" của quán. Theo DJ Live, ngành dịch vụ
ở Việt Nam khá chiều khách và DJ cũng không là ngoại lệ. Các DJ thường không
chối từ rượu mời của khách hàng, nhiều vị khách "chơi sộp" cũng không ngần ngại
mời cắn thuốc, miễn DJ chơi hay và 'bốc" là OK. Thậm chí DJ chơi hay còn được
khách "yêu mến" bỏ tiền triệu ra mời về tận nhà để phục vụ thú thưởng thức âm
nhạc mạnh của họ.
Mỗi đêm ngoài làm việc ra còn phải chiều chuộng và vui vẻ "ăn chơi" cùng khách
hàng như vậy nên dù muốn hay không các DJ cũng không thể tránh khỏi việc làm tổn
hại tới sức khỏe của mình bằng các chất kích thích. Dù vì lý do công việc nhưng
không ít DJ đã “mất kiểm soát” bản thân, dần sa vào cám dỗ lúc nào không biết.
Ở Việt Nam, để trở thành một DJ chuyên nghiệp phải mất 10 năm học tập và rèn luyện. Thế nhưng một số bạn trẻ chỉ mới bước chân vào nghề (theo kiểu vừa học vừa chơi nhạc) đã quá tự phụ và không biết cách bảo vệ bản thân trước những cám dỗ xung quanh.
Không ai lại không biết các quán bar, vũ trường là thị trường tiêu thụ ma túy tổng hợp lớn và luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách, dù bị ngành chức năng quản lý rất chặt. Ở Việt Nam vẫn gọi những loại ma túy này là thuốc "lắc" bởi khi dùng thuốc ở nơi có cường độ âm thanh cao thường gây cảm giác phấn khích tột độ cho người dùng, khiến họ nhảy nhót điên cuồng, mất tự chủ.
Thành phần của thuốc lắc chủ yếu là anphetamine một loại ma túy tổng hợp khi vào cơ thể sẽ gây tăng nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp và dục tính. Sử dụng lâu ngày có tác hại lên thần kinh làm mất trí nhớ, trầm cảm và chán ăn. Do vậy một khi DJ “dính” thuốc lắc đều có sức khỏe kém và thiếu sức đề kháng trước bệnh tật. Dù biết rõ tác hại do những loại ma túy này mang lại nhưng phần lớn DJ không có ai chưa từng thử qua vì "cắn" thuốc khiến DJ "phiêu" theo nhạc và chơi càng hay hơn. "DJ bỏ qua những tác hại của thuốc lắc một phần muốn khẳng định đẳng cấp dân chơi và vì đó là nghề kiếm sống nên đành chấp nhận" - Một DJ tên Nhi ở TP.HCM chia sẻ.
Ở Việt Nam, để trở thành một DJ chuyên nghiệp phải mất 10 năm học tập và rèn luyện. Thế nhưng một số bạn trẻ chỉ mới bước chân vào nghề (theo kiểu vừa học vừa chơi nhạc) đã quá tự phụ và không biết cách bảo vệ bản thân trước những cám dỗ xung quanh.
Không ai lại không biết các quán bar, vũ trường là thị trường tiêu thụ ma túy tổng hợp lớn và luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách, dù bị ngành chức năng quản lý rất chặt. Ở Việt Nam vẫn gọi những loại ma túy này là thuốc "lắc" bởi khi dùng thuốc ở nơi có cường độ âm thanh cao thường gây cảm giác phấn khích tột độ cho người dùng, khiến họ nhảy nhót điên cuồng, mất tự chủ.
Thành phần của thuốc lắc chủ yếu là anphetamine một loại ma túy tổng hợp khi vào cơ thể sẽ gây tăng nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp và dục tính. Sử dụng lâu ngày có tác hại lên thần kinh làm mất trí nhớ, trầm cảm và chán ăn. Do vậy một khi DJ “dính” thuốc lắc đều có sức khỏe kém và thiếu sức đề kháng trước bệnh tật. Dù biết rõ tác hại do những loại ma túy này mang lại nhưng phần lớn DJ không có ai chưa từng thử qua vì "cắn" thuốc khiến DJ "phiêu" theo nhạc và chơi càng hay hơn. "DJ bỏ qua những tác hại của thuốc lắc một phần muốn khẳng định đẳng cấp dân chơi và vì đó là nghề kiếm sống nên đành chấp nhận" - Một DJ tên Nhi ở TP.HCM chia sẻ.
Các vũ trường quán bar luôn là nơi tiềm ẩn nhiều cám dỗ. Ảnh nhân vật cung cấp. |
Vào nghề chỉ 3 năm nay nhưng DJ Nhi (TP.HCM) cho biết "cắn" thuốc không phải chỉ
là đã thử qua 1, 2 lần mà là không nhớ rõ số lần dùng nó nữa. "Ban đầu chỉ là
thử để chơi nhạc "nhập tâm" và "có hồn" nhưng nhiều lần sau không thể cưỡng lại
được nữa, riết thành quen luôn" - Nhi tâm sự.
Được và mất
Dù gắn bó 7 năm với nghề DJ, DJ Live cho biết hiện đang có ý định giải nghệ. Không phải không yêu nhề, thậm chí đã từng chấp nhận đánh đổi cuộc sống hạnh phúc riêng cho "cái nghiệp" DJ, nhưng sau nhiều năm va chạm và chứng kiến mặt trái của nghề, Live quyết định từ bỏ để dành thời gian tĩnh tâm tại quê nhà.
Khi được hỏi về giới DJ trẻ hiện nay, anh chỉ lắc đầu cười buồn vì những mặt hạn chế về chất trong khi lượng thì quá nhiều. Anh cho rằng DJ là một môn nghệ thuật đòi hỏi chuyên môn và lòng đam mê nhiệt huyết, thế nhưng giới DJ trẻ hiện nay lại chưa thực sự học tập một cách nghiêm túc mà chỉ học theo trào lưu lại không có biện pháp bảo vệ bản thân nên rất dễ hư hỏng. "Khi đã quyết tâm theo nghề này phải có tinh thần học tập và chấp nhận hy sinh rất nhiều thì mới có thể trở thành một DJ chuyên nghiệp thực thụ" - anh chia sẻ thêm.
Được và mất
Dù gắn bó 7 năm với nghề DJ, DJ Live cho biết hiện đang có ý định giải nghệ. Không phải không yêu nhề, thậm chí đã từng chấp nhận đánh đổi cuộc sống hạnh phúc riêng cho "cái nghiệp" DJ, nhưng sau nhiều năm va chạm và chứng kiến mặt trái của nghề, Live quyết định từ bỏ để dành thời gian tĩnh tâm tại quê nhà.
Khi được hỏi về giới DJ trẻ hiện nay, anh chỉ lắc đầu cười buồn vì những mặt hạn chế về chất trong khi lượng thì quá nhiều. Anh cho rằng DJ là một môn nghệ thuật đòi hỏi chuyên môn và lòng đam mê nhiệt huyết, thế nhưng giới DJ trẻ hiện nay lại chưa thực sự học tập một cách nghiêm túc mà chỉ học theo trào lưu lại không có biện pháp bảo vệ bản thân nên rất dễ hư hỏng. "Khi đã quyết tâm theo nghề này phải có tinh thần học tập và chấp nhận hy sinh rất nhiều thì mới có thể trở thành một DJ chuyên nghiệp thực thụ" - anh chia sẻ thêm.
• Hiểu Minh