Các mặt hàng được chia theo danh mục và trọng lượng, như Thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, gạo); trứng, sữa, phô mai; thịt (gà, bò); trái cây và rau củ; nước lọc; rượu, bia và thuốc lá.
Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng với chi phí mua sắm sản phẩm bách hóa thông dụng cao nhất là 2,5 triệu đồng (110 USD), theo sau là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines.
Theo như người dùng Numbeo, khoản chi phí mua sắm các mặt hàng này tại Việt Nam chỉ khoảng 1,2 triệu đồng (54 USD), thấp hơn Singapore (106%), Thái Lan (27%), Indonesia (18%), Malaysia (13%) và chỉ cao hơn Philippines (9%). Nếu không bao gồm sản phẩm rượu, bia và thuốc lá, chi phí ước tính của Việt Nam chỉ rơi vào khoảng 942.000 đồng (41 USD).
Nhu cầu mua sắm thực phẩm thiết yếu online tăng mạnh |
Điều này cho thấy ngay trong thời kỳ Covid-19, việc mua các sản phẩm để phục vụ nhu cầu sống cơ bản hàng ngày tại Việt Nam vẫn “dễ thở” hơn so với các nước trong khu vực.
Theo báo cáo thương mại điện tử từ iPrice, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch. Điều này cũng lý giải phần nào nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bán sản phẩm thiết yếu online tăng mạnh trong những tháng giãn cách xã hội.
Lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223% trong quý 2/2021. Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố.
Người dân dành sự quan tâm hơn đến thực phẩm tươi sống, thịt cá, đồ uống các loại, thực phẩm đóng gói và rau củ quả, khi mức tăng trưởng lần lượt là 99%, 51%, 30% và 11% so với quý I/2021.
Như vậy, hoạt động giãn cách xã hội có thể là một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bách hóa online, siêu thị online. Trước nhu cầu này, dòng dịch chuyển lên online của các nhà bán lẻ mặt hàng thiết yếu có lẽ sẽ thêm phần gấp rút.
So sánh giá cả hàng thiết yếu trong khu vực |
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch, nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử tăng mạnh. Báo cáo trước đó của đơn vị này cho thấy, tỷ lệ nữ giới mua sắm các sản phẩm điện tử, điện máy trực tuyến ngang ngửa nam giới. Nhóm phụ nữ từ độ tuổi 35-44 và 45-54 tăng 4% so với Quý I/2020. Thêm vào đó, nhóm tuổi lớn hơn, từ 55-64, cũng có sự tăng nhẹ là 2%.
Kết quả quý II/2021, theo số liệu của iPrice Group và SimilarWeb, tổng số lượt truy cập vào top 50 website mua sắm trong bản đồ thương mại điện tử Việt Nam sáu tháng đầu năm đạt hơn 1,3 tỷ lượt, cao nhất từ trước đến nay và tăng 10% so với quý I/2021.
Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông Nam Á dự báo doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD. Con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.
Điều đó cho thấy rằng thấy thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có triển vọng tích cực và dự báo tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn và có khả năng cao sẽ còn liên tục tạo nên những thay đổi khác nữa trong tương lai.
Thư Kỳ
Mớ rau, con cá: Ông chủ triệu USD đua cùng mẹt hàng chợ xanh
Nếu trước đây, thực phẩm tươi sống như rau củ, cá tôm đều do các chợ truyền thống đảm nhiệm thì nay các sàn thương mại điện tử cũng tấn công mạnh mẽ sang lĩnh vực này trong bối cảnh dịch bệnh.