Rất nhiều người đã đặt câu hỏi về tương lai mối quan hệ giữa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.

Theo Huffington Post, hai người có nhiều điểm tương đồng. Trước Putin, không một nhà lãnh đạo Nga nào trưởng thành từ lực lượng an ninh. Còn ở Mỹ, Trump - một trùm bất động sản và nhân vật truyền hình - chưa từng kinh qua một chức vụ chính trị nào trước khi tranh cử Tổng thống.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: CNBC)

Cả hai ông, Trump và Putin, đều là "những người cứng rắn" và nổi tiếng. Ông Trump có 14 năm xuất hiện trên truyền hình, giữ vai trò đạo diễn chương trình "Người tập sự". Tổng thống Nga thường xuất hiện trên truyền thông với dáng vẻ ưa thể thao và hành động. Ông Trump muốn trở thành một vận động viên chuyên nghiệp trong khi ông Putin là vô địch môn Judo. 

Trong khi Donald Trump tích lũy được tài sản nhờ các hợp đồng bất động sản, Tổng thống Putin có trong tay quyền lực của một nhà lãnh đạo Nga. 

Tuy thế, hai người sẽ có những vai trò rất khác nhau, khi lãnh đạo hai quốc gia Mỹ và Nga. Ông Trump sẽ có một nền kinh tế tư bản 18 nghìn tỷ USD, một nền dân chủ lâu đời vận hành theo pháp luật, Thung lũng Silicon đẳng cấp số 1, rất nhiều trường đại học hàng đầu thế giới và 38 triệu người nhập cư trong tổng dân số 325 triệu người.

Mỹ có nhiều đồng minh ở khắp thế giới. Với ngân sách quân sự 660 tỷ USD/năm, Mỹ có các lực lượng hạt nhân rất mạnh, hơn 500 căn cứ trên khắp thế giới và là siêu cường quân sự số 1 của thế giới suốt 70 năm qua. 

Vladimir Putin điều hành một nền kinh tế đang gặp khó khăn, trị giá hơn 2 nghìn tỷ với tổng dân số 143 triệu người. GDP bình quân đầu người của Nga hiện đứng thứ 64 trên thế giới. Nga không có một trung tâm công nghệ như Silicon, rất ít trường học tốt và vài triệu người nhập cư.

Nga hiện đang chịu cấm vận của Liên minh châu Âu. Nga chỉ có vài cảng biển (một cảng ở Trung Đông) và một lực lượng hải quân khiêm tốn.  Mặc dù vậy, Nga vẫn có một quân đội mạnh (80 tỷ USD/năm) với các lực lượng hạt nhân mở rộng và năng lực tình báo giỏi. 

Trong khi Mỹ đang hướng vào nội địa và lo lắng về thất bại của các cuộc chiến ở Afghanistan (năm 2001) và Iraq (năm 2003), thì một nước Nga yếu hơn nhưng đang không ngừng vươn ra ngoài. 

Trong khi Obama thực hiện rút quân một phần khỏi Trung Đông, Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin giành lại được một số vùng của Liên Xô cũ ở Grudia (năm 2008), Crưm (năm 2014). Nga còn muốn mở rộng ảnh hưởng tới Đông Âu. Các cuộc bầu cử mới đây ở Bulgaria, Estonia và Moldova đều diễn ra theo hướng thân Nga trong khi Hungary và CH Séc đã đi hướng này.

Nga muốn cấm vận liên quan việc nước này sáp nhập bán đảo Crưm phải được dỡ bỏ, muốn Crưm được công nhận là một phần của Nga và một chiến thắng cho Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Chính quyền Putin cũng tiếp tục duy trì một kho hạt nhân lớn.

Tất cả những điều kể trên cho thấy, để cải thiện quan hệ tốt hơn với Nga, Tổng thống Trump sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính những người cùng đảng Cộng hòa, chẳng hạn như Lindsey Graham, Ted Cruz, Marco Rubio và Rand Paul. Một thăm dò ý kiến của Gallup cho kết quả 65% người Mỹ không có thiện cảm với Nga, 30% ưa thích, trong khi 39% coi Nga là một mối đe dọa quân sự với Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc và Iran cũng đang tiến gần hơn tới Nga. 

Vì vậy, theo Huffington Post, có thể quan hệ Nga - Mỹ sẽ bớt căng thẳng khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ, nhưng về lâu dài hai bên vẫn còn quá nhiều khác biệt, quá nhiều rào cản và vấn đề, khiến họ không thể trở thành bạn bè hay đồng minh.

Thanh Hảo

Những hình ảnh ít thấy ở Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump được biết đến là một người chưa bao giờ sử dụng máy tính. Ông cũng không tự cập nhật Twitter trên điện thoại và thường đọc cho trợ lý viết trước 7h tối.

Trump loay hoay chọn ngoại trưởng

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang tăng tốc tìm kiếm Ngoại trưởng cho chính quyền của ông.

Trump phản đối dữ dội tái kiểm phiếu bầu cử

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ngày 26/11, lên án nỗ lực tái kiểm phiếu bầu cử, gọi đây là một "mưu đồ bất lương" và "tức cười", đồng thời tuyên bố Hillary Clinton đã nhận thua.

Nội bộ Trump tranh cãi gay gắt ghế ngoại trưởng

Hôm 27/11, người quản lý chiến dịch của ông Donald Trump đã cảnh báo Tổng thống đắc cử không nên đưa ông Mitt Romney vào ghế ngoại trưởng.

Obama 'dạy thêm giờ' cho Trump

Tổng thống Obama muốn dành nhiều thời gian hơn mức bình thường cho người kế nhiệm, vì tỷ phú Donald Trump không có kinh nghiệm chính trị.