Bộ phim xoay quanh giữa các nhân vật trong một gia đình thuần lao động, là câu chuyện về Tùng, và hành trình trưởng thành mang theo những thay đổi trong suy nghĩ của cậu về cha mẹ.

Bộ phim này nói về hệ giá trị gia đình Việt Nam từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội hiện đại tuy có nhiều thay đổi nhưng xét về bản chất vẫn được xem là một trong những hệ giá trị quan trọng, thiêng liêng và cao quý trong đời sống tinh thần của người Việt.

Với mục đích truyền tải những thông điệp lớn, sâu sắc gửi tới cộng đồng nhằm gìn giữ, tôn vinh giá trị nhân văn đó, Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Emotion Media đã phối hợp thực hiện sản xuất một bộ phim ngắn mang tên ngắn “Tình yêu đáng giá bao nhiêu” do đạo diễn trẻ Nguyễn Trọng Hưng thực hiện.

Bộ phim “Tình yêu đáng giá bao nhiêu” do đạo diễn trẻ Nguyễn Trọng Hưng (người bên trái) thực hiện.

Bộ phim xoay quanh giữa các nhân vật trong một gia đình thuần lao động, là câu chuyện về Tùng, và hành trình trưởng thành mang theo những thay đổi trong suy nghĩ của cậu về cha mẹ.

Tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực những vấn đề mà nhiều gia đình đang gặp phải. Chúng ta có thể bắt gặp ở bộ phim những hình ảnh quen thuộc trong xã hội được khéo léo cài cắm những thông điệp nhân văn tích cực về tình thân.

Bình nước nóng Rossi Arte xuất hiện tại thời điểm cao trào, như 1 viên gạch kết nối chữa lành tất cả những khúc mắc, ẩn ức trong quá khứ của mọi nhân vật. Rossi Arte là hiện hữu cho sự trưởng thành trong tâm hồn và tính cách của Tùng và là câu trả lời cho sự quan tâm của một người đàn ông tới gia đình mà họ yêu thương, không hào nhoáng như chiếc vòng tặng mẹ, không kệch cỡm như những đồng tiền đòi đưa bố. Sự quan tâm của Tùng tới gia đình sau này cũng dung dị như chính những hy sinh của bố dành cho cậu, là quan tâm tới những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cho cha mẹ nhưng chất chứa lòng biết ơn vô bờ.

Thông điệp chính mà bộ phim muốn truyền tải đó là tình yêu của những người cha người mẹ dành cho con cái, thứ tình cảm vô hình, không thể nào thể hiện hết bằng lời nói cũng như hành động bên ngoài, là sự hi sinh âm thầm của cả đời người. Thông qua bộ phim, Tập đoàn Tân Á Đại Thành muốn gửi tới cộng đồng một món quà tinh thần nho nhỏ, nhấn mạnh vào tình cảm gia đình, sự hy sinh của cha mẹ. Là một người con, hãy luôn biết ơn, quan tâm, chăm sóc cha mẹ cũng như trân trọng và gìn giữ tình cảm trong gia đình, một thứ tình cảm không bao giờ có thể đánh đổi bằng vật chất hay bất kỳ điều gì. Đây chính là thông điệp hết sức nhân văn, là lý do để Tập đoàn Tân Á Đại Thành quyết định đồng hành cùng bộ phim.

Phát biểu tại buổi giao lưu với báo giới, đạo diễn Nguyễn Trọng Hưng cho biết, phim này được chính thức khởi quay từ ngày 09/11/2018 và đóng máy vào ngày 12/11/2018. Phim ngắn “Tình yêu đáng giá bao nhiêu” được công chiếu tại rạp CGV Vincom Nguyễn Chí Thanh  ngày 24/11/2018 và phát hành trên Facebook và Youtube ngày 25/11/2018. Tuy nhiên, bản quyền bộ phim này thuộc Tập đoàn Tân Á Đại Thành.

Đoàn làm phim giao lưu với báo giới và người hâm mộ

Tập đoàn Tân Á Đại Thành đang được xem là doanh nghiệp tiêu biểu của ngành cơ khí áp dụng công nghệ 4.0. Ông Nguyễn Duy Chính, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết, “Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã sớm đón đầu và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại như quy trình sản xuất tự động hóa, điện toán đám mây vào việc sản xuất. Điển hình nhất là sản phẩm Vua Bồn nước Tân Á Đại Thành 25 được sản xuất hoàn toàn trên dây chuyền công nghệ 4.0 của Đức. Đặc biệt nhà máy Tân Á Hà Nam đang được xây dựng và sắp đưa vào sử dụng tới đây sẽ là một dạng nhà máy thông minh (smart factory) khi sử dụng nhiều thiết bị tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, đạt độ chính xác tuyệt đối và sai sót kỹ thuật trên sản phẩm cực kỳ thấp”, ông Nguyễn Duy Chính nói.

Ông Nguyễn Duy Chính còn đưa ra nhận định, Cách mạng công nghệ 4.0 mang tới nhiều cơ hội thì cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Công nghiệp 4.0 đòi hỏi một quan điểm hoàn toàn mới về sản xuất đặc biệt là quan điểm của người lãnh đạo doanh nghiệp về việc phải làm mới hoàn toàn nhận thức của bản thân về công nghệ. Cách mạng công nghệ 4.0 còn đi kèm đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng của nguồn nhân lực trong nhà máy thông minh.Các công nghệ mới như điện toán đám mây, không gian mạng thực ảo, mạng lưới vạn vật kết nối… Hiện tại, có rất ít công ty công nghệ có thể theo kịp hoặc đồng thời sở hữu những công nghệ trên, do đó, để đi nhanh và bắt xu hướng các nhà sản xuất phải cân nhắc chọn lựa những nền tảng công nghệ toàn diện mở và linh động giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ vào một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Tổng Giám đốc Tân Á Đại Thành cho biết, việc kết nối và sáng tạo đã và đang được tập đoàn này áp dụng triệt để trong mọi hoạt động. Khi nhà máy Tân Á Hà Nam với dây chuyền sản xuất 4.0 đi vào hoạt động, với đặc tính hiện đại hóa, những người lao động của Tân Á sẽ đảm nhận những vai trò phức tạp hơn. Khi ấy, người lao động sẽ dịch chuyển từ vai trò “công nhân lao động thủ công” sang “người theo dõi và đưa ra quyết định” thông qua những dữ liệu do máy móc mang lại, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, không làm gián đoạn dây chuyền sản xuất. Vì thế, phải có sự kết nối rất chặt chẽ giữa cán bộ, công nhân viên với nhau, giữa con người và máy móc, giữa cá nhân và tập thể.