- Gần 30 doanh nghiệp (DN) vận tải trong diện điều chuyển khỏi bến xe Mỹ Đình hôm nay đã tập trung về Sở GTVT Hà Nội phản ứng.
Các DN vận tải đều có chung ý kiến, sau hơn 2 tháng điều chuyển một số DN đã rơi vào cảnh thua lỗ, đứng bên bờ vực phá sản vì không có khách.
Các DN kinh doanh vận tải tuyến Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa cho hay, họ sẽ khởi kiện Sở GTVT Hà Nội nếu như việc điều chuyển không thực hiện hợp lý, đúng luật.
Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang cho hay: Nếu Sở làm gì khuất tất hoặc sai thì các DN, nhà xe cứ làm đơn...
Hiện ý kiến của các DN đã được Bộ GTVT thống nhất với TP Hà Nội báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo tiếp.
Các DN vận tải tập trung tại Sở Giao thông HN để đối thoại sau điều chuyển xe khách. |
Về tình trạng xe dù, bên cóc, xe hợp đồng trá hình, ông Quang cho hay: Các lực lượng chức năng của TP đang tích cực kiểm soát, xử lý để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh vận tải.
Ông Quang yêu cầu các DN nghiêm túc chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải và chủ trương sắp xếp luồng tuyến đã được Bộ GTVT và TP Hà Nội thống nhất, chờ ý kiến chỉ đạo tiếp theo của Chính phủ.
Kiến nghị giảm mức phí vào bến Nước Ngầm
Cũng theo phản ánh của các DN vận tải hiện nay mức phí ra vào bến Nước Ngầm quá cao, điều này gây ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của DN.
Ông Trần Hữu Quảng, Giám đốc TNHH Hà Sơn Hải, chạy tuyến Thanh Hóa - Hà Nội (bến xe Nước Ngầm) bày tỏ: xe vào bến đã không có khách nhưng bến Nước Ngầm lại thu mức giá ra vào bến quá cao. Trong đó có những điều khoản hợp đồng vô lý như nói to cũng bị phạt khiến nhà xe bất bình.
Về vấn đề này, bà Phạm Thị Thu Hiền, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ VN cũng vừa kiến nghị Bộ GTVT yêu cầu bến xe Nước Ngầm nghiên cứu hỗ trợ, giảm giá dịch vụ ra vào bến cho các nhà xe mới chuyển về trong thời gian 1 năm.
Giám đốc bến xe Nước Ngầm Nguyễn Văn Lập thì cho rằng, bến Nước Ngầm là bến của DN xã hội hóa nên mức thu phí dịch vụ cũng khác so với bến xe thuộc DN sự nghiệp có thu như bến Mỹ Đình.
Các nhà xe tuyến Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa phản ánh chuyển về bến Nước Ngầm rất ít khách. |
Tuy nhiên, ông Lập khẳng định mức thu giá dịch vụ ra vào bến Nước Ngầm không cao hơn so với mức giá quy định của nhà nước.
Ông Lập cũng cho biết thêm, mới đây đoàn kiểm tra liên ngành Sở Tài chính, Giao thông vận tải và Cục thuế cùng các cơ quan liên quan đã tiến hành kiểm tra giá dịch vụ bến Nước Ngầm và khẳng định: Giá dịch vụ xe ra vào bến và giá hỗ trợ dịch vụ vận tải đúng quy định của TP.Hà Nội.
Về đề xuất yêu cầu hỗ trợ các DN, ông Lập cho hay, đối với những DN vận tải khó khăn khi mới chuyển về bến Nước Ngầm đã được bến hỗ trợ ngay từ khi mới chuyển về.
Thời gian đầu bến xe giảm 100% giá dịch vụ ra vào bến và dịch vụ vận tải cho tất cả các nhà xe.
Còn hiện nay bến chỉ thu 80% giá ra vào bến và hỗ trợ tiền dịch vụ vận tải cho các tuyến khó khăn. Trong đó có DN ký họp đồng giảm giá 80% tới tháng 6/2017.
Riêng tuyến Nghệ An, sau thời gian đầu hỗ trợ đến nay bến xe chỉ thu mỗi giá dịch vụ ra vào bến vì tuyến này không rơi vào cảnh ít khách như tuyến Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa.
Hà Nội: Xe khách phản đối chuyển bến bị cẩu đi trong đêmKhoảng 22h30 tối qua, lực lượng chức năng đã điều hàng chục xe cứu hộ tới cẩu những chiếc xe khách tập trung phản đối chuyển bến ra khỏi cao tốc. Hơn 50 xe khách tập trung ở trạm thu phí phản đối lệnh chuyển bến70 xe khách tập trung ở trạm thu phí Pháp Vân sáng nay để phản đối lệnh điều chuyển tuyến vận tải của Sở GTVT Hà Nội. Xe limousine trá hình chạy dù công khai ở Hà NộiSáng nay, Thanh tra Sở Giao thông Hà Nội đã ra quân rà soát xe hợp đồng trá hình từ 9 chỗ trở lên để xem xét xử lý nếu vi phạm. Hà Nội: Sẽ rà xe trá hình, 'cứu' doanh nghiệp khỏi phá sảnThứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp vận tải diễn ra chiều 1/3. |
Vũ Điệp