{keywords}
 Rong sụn được trồng nhiều ở vùng biển Nam Trung bộ

Từ thời xa xưa các ngư dân vùng biển đã biết sử dụng rong sụn như một nguồn thực phẩm thiết yếu đầy bổ dưỡng để bồi bổ cơ thể và giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh dân gian.

Ngày nay khi khoa học phát triển thì người ta đã phát hiện ra nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe có trong rong sụn hơn như axitamin, vitamin A, B2, canxi, iot. 

Theo GS. Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, sử dụng rong sụn đúng sẽ là cách bổ sung cho c‌ơ th‌ể nhiều khoáng chất cần thiết như canxi, magie, kẽm cùng một số axit amin cần thiết và nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, C, B12... Nhiều nghiên cứu về y, dược học cho thấy, rong sụn hỗ trợ hạn chế phát triển huyết khối, chống đông tụ, chống xơ vữa động mạch, ức chế hoạt động của virus

Đối với bệnh tiểu đường, carrageenan từ ron sụn có thể hấp thụ nước và làm chậm lại sự rỗng của dạ dày, do đó làm giảm độ nguy hiểm do tăng lượng đường trong máu xảy ra ngay sau bữa ăn...

Rong sụn thường được dùng để nấu chè, làm rau câu, làm gỏi và làm phụ gia trong các món ăn...

Ngoài ra, còn có tác dụng hấp thu các chất độc hại trong c‌ơ th‌ể con người và được thải ra ngoài qua đường bài tiết. 

Vì vậy, rong biển nói chung và rong sụn nói riêng không chỉ là nguồn thực phẩm phòng chống suy dinh dưỡng, bướu cổ cho đồng bào vùng cao mà còn rất cần cho người dân ở các đô thị, khu công nghiệp.

{keywords}
Sâm Fansipan được trồng nhiều ở Lào Cai nhưng chủ yếu nhỏ lẻ, đầu ra bấp bênh. Mới đây, huyện Bát Xát - Lào Cai ký kết với Công ty TNHH Long Hải bao tiêu củ sâm Fansipan với giá cao hơn thị trường 10% để chế biến nước ép

Cũng theo GS. Từ Ngữ, sâm Fansipan, theo nhiều nghiên cứu, với hàm lượng saponin cao, làm giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu.

Sâm Fansipan còn nhiều tác dụng khác như: phòng chống loãng xương nhờ cơ chế làm tăng khả năng gắn kết canxi và chất khoáng cho cơ thể, giúp cơ thể có vóc dáng dẻo dai săn chắc. Giúp tái tạo da, cải thiện làn da bị mụn, tàn nhang, nám, nhiều nếp nhăn…

Rong sụn được người dân nuôi trồng nhiều ở vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang… Trong khi đó, sâm Fansipan được trồng nhiều ở xã Y Tý, Bát Xát - Lào Cai. 

{keywords}
 Nhà máy sản xuất nước rong biển ép đã đi vào vận hành hoàn chỉnh với công suất 24.000 chai/giờ, tổng số vốn đầu tư hơn 10 triệu USD

Từ nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, cùng sự đầu tư bài bản, hai loại nguyên liệu trên được Công ty TNHH Long Hải chế biến thành loại nước ép đóng chai. Sự phối hợp từ “biển”-“rừng” mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cộng đồng.

Một ý nghĩa sâu xa khác mà theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Hải, khi thúc đẩy ngành chế biến nông sản phát triển cùng mô hình liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý để sản xuất theo chuỗi thì người tiêu dùng mới có sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn. Đồng thời mối liên kết này đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại xã ven biển, các xã vùng cao.

Phúc Nguyên