- Giữa lòng Hà Nội có phiên chợ đá quý độc đáo mỗi tuần chỉ họp 1 phiên. Khách đi chợ phải mang kính lúp, đèn pin để soi hàng.

XEM CLIP:

Chợ đá quý nằm lọt thỏm trong khuôn viên khoảng 500m2 sâu trong ngõ Hoàng Hoa Thám. Mỗi tuần, chợ họp 1 phiên vào sáng chủ nhật và thu hút khá đông tiểu thương từ khắp các tỉnh. 

Người buôn bán đá quý đến chợ chỉ mang theo chiếc túi nhỏ đựng đá quý đủ cho 1 sạp hàng. Khách mua hàng mang theo đèn pin, kính lúp. 

Đá quý được bày trên mặt bàn đủ màu sắc: đen, hồng, đỏ, xanh đen, xanh saphia..., giá cả từ vài chục nghìn đến vài trăm triệu đồng/viên.

{keywords}

Gần giống với chợ đá quý ở Lục Yên (Yên Bái), chợ đá quý Hà Nội là nơi buôn bán của tiểu thương từ khắp các tỉnh miền Bắc đến miền Trung

{keywords}

Gần 30 sạp bán đủ các loại đá đã qua mài giũa hoặc còn ở dạng thô tự nhiên. Phổ biến nhất là các loại đá quý được khai thác ở Lục Yên (Yên Bái), Quỳ Hợp (Nghệ An), Thanh Hóa, Phan Thiết…

{keywords}

Người bán chỉ mang theo những chiếc túi nhỏ đựng đá quý


{keywords}

Đá quý được người bán bày trong các khay nhựa, hoặc đổ trực tiếp trên các tấm bìa để người mua lựa chọn

{keywords}

Bà Trần Thị Suốt (55 tuổi, Lê Thanh Nghị, Hà Nội) đã 2 năm bán ở chợ, cho biết khách đến giao dịch thường mua những viên đá có giá từ vài triệu đến vài chục triệu. Trên tay bà là một viên ruby có giá khoảng 20 triệu đồng

{keywords}

Một viên saphia xanh hoàng gia có trọng lượng 3,13 cara được chào bán với giá 120 triệu


{keywords}

2 viên ruby khác có giá 30 và 40 triệu đồng

{keywords}

Những viên đá có giá trị cao không được bày bán trực tiếp mà được trao đổi riêng giữa khách với chủ hàng.

{keywords}

Một viên ruby đỏ tự nhiên chưa qua chế tác được rao bán 100 triệu, đá có màu đỏ tự nhiên và có trọng lượng khoảng 160 cara có nguồn gốc tại mỏ đá Lục Yên (Yên Bái)

{keywords}

Khách thoải mái thẩm định

{keywords}

Người mua thường sử dụng kính, đèn soi kiểm tra tránh hàng giả, phân loại chất lượng đá

{keywords}

Họ kiểm tra rất kỹ trước khi quyết định mua 

{keywords}

Chị Nguyễn Thị Nhung (Nghệ An) cho biết đã từng bán những viên đá ruby có giá 400-500 triệu. Trên tay chị là viên Aquamarine được mệnh danh là ngọc của biển có giá 30 triệu


{keywords}

Chị kể cũng có người từng giao dịch thành công những viên đá quý tiền tỷ song số lượng không nhiều

{keywords}

Để phân biệt giữa đá nhân tạo và đá tự nhiên, cách đơn giản nhất là dùng đèn soi. Nếu là đá quý tự nhiên sẽ phát ra những tia sáng và lấp lánh hơn so đá nhân tạo

{keywords}

Người đến mua chủ yếu là dân trong nghề, việc mua bán, giao dịch diễn ra khá nhanh, đơn giản như nhiều phiên chợ bình thường khác

{keywords}

Bên cạnh các dòng đá cao cấp, nhiều loại đá quý được chế tác thành các mặt nhẫn, dây chuyền… được rao bán ở chợ với giá khá rẻ

{keywords}

Anh Lê Tuấn Anh, Phó chủ tịch CLB đá quý Hà Nội - người sáng lập chợ cho biết, chợ hoạt động từ cuối năm 2015, hiện có khoảng 40 người đăng ký tham gia giao dịch

{keywords}

Chợ đá quý là nơi giao lưu, gặp gỡ, giới thiệu những sản phẩm ở các vùng miền, các mặt hàng bày bán ở chợ phải có nguồn gốc xuất xứ, được thẩm định rõ ràng

Chợ phiên giữa Hà Thành đậm chất quê giăng kín ngõ phố

Chợ phiên giữa Hà Thành đậm chất quê giăng kín ngõ phố

Chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn chục cây số, chợ Canh vẫn duy trì chợ phiên đậm chất quê vùng đồng bằng Bắc bộ. Chợ họp trước cửa nhà dân. Chợ họp trên các ngõ phố. 

Sới gà chọi đặc biệt ở chợ phiên Bắc Hà

Sới gà chọi đặc biệt ở chợ phiên Bắc Hà

Chợ phiên Bắc Hà những năm gần đây xuất hiện khu chợ mua bán gà chọi. Gà giành chiến thắng trong các cuộc đấu ngay trong buổi chợ sẽ có giá cao hơn nhiều so với những con thua cuộc.

Hình ảnh 'đầu không bảo được chân' chốn chợ phiên

Hình ảnh 'đầu không bảo được chân' chốn chợ phiên

Không quan tâm đến giờ giấc, những người đàn ông này thoải mái đặt lưng bao giờ “cái đầu bảo được cái chân” thì mới tiếp tục về nhà.

'Chợ súng đạn' đặc biệt ở Thủ đô

'Chợ súng đạn' đặc biệt ở Thủ đô

Vào những ngày họp chợ, khá nhiều súng, đạn, lựu đạn... cũ, hỏng, đồ quân dụng thời chiến tranh chống Mỹ được bày bán ở chợ phiên đồ cổ, đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). 

Trần Thường