Nhà chức trách muốn đảm bảo đủ điện cho sinh hoạt hàng ngày do nhu cầu tăng mạnh trong thời tiết nắng nóng. Trùng Khánh, Chiết Giang, Giang Tô cũng cắt điện, gây lo ngại về hiệu ứng với chuỗi cung ứng toàn cầu và kinh tế Trung Quốc.

{keywords}
Trung Quốc đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục. (Ảnh: Getty Images)

Theo thông báo từ chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, khách hàng sử dụng điện công nghiệp phải tạm dừng mọi hoạt động từ ngày 15/8 đến 20/8. 19/21 thành phố của tỉnh, bao gồm các khu tự trị, cũng như 16.500 công ty đang hoạt động trong tỉnh bị ảnh hưởng.

Thành phố Thành Đô là địa bàn sản xuất chính của Hon Hai Precision Industry (Foxconn), nơi lắp ráp iPad và Apple Watch. Theo một nguồn tin của Nikkei, nhà máy đã tạm dừng hoạt động song “tác động tới Apple không đáng kể vào lúc này”.

BOE Technology, nhà cung ứng tấm nền lớn nhất Trung Quốc, sản xuất tấm nền LCD và OLED cho Apple và các công ty trong, ngoài nước khác. Nếu nhà máy của họ bị đóng cửa, sản xuất smartphone và máy tính cá nhân sẽ bị thiệt hại.

Toyota Motor cũng có một nhà máy ở Thành Đô, sản xuất sedan và các xe khác thông qua liên doanh với một công ty Trung Quốc. Toyota nói đã được chỉ đạo dừng hoạt động đến cuối tuần. Nếu điều này tiếp diễn, doanh số một số mẫu xe ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Toyota còn đang vật lộn với cuộc khủng hoảng chip, dẫn đến trì hoãn giao xe Lexus và vài mẫu khác.

Các nhà máy xe hơi nội địa khác cũng tạm dừng hoạt động.

Lịch cắt điện được đưa ra nhằm đối phó với nắng nóng khắc nghiệt và thiếu mưa. Một quan chức Tứ Xuyên cho biết nhiệt độ ở đây cao kỷ lục trong vòng 60 năm, một số ngày vượt 40 độ C, khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Tỉnh vẫn phụ thuộc vào thủy điện song lượng mưa trong tháng 7 chỉ bằng một nửa mức trung bình hàng tháng, làm giảm sản lượng điện.

Khắp Trung Quốc, các lịch cắt điện trở nên phổ biến. Nhà máy bị yêu cầu đóng cửa hoàn toàn hoặc tạm dừng hoạt động trong thời gian cao điểm. Một số doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ bị ảnh hưởng lớn đến kinh doanh.

Quan chức nhà nước bày tỏ lo ngại về tình hình hiện nay do các lệnh cấm sản xuất trên diện rộng sẽ gây thêm gánh nặng lên kinh tế, vốn đã lao đao vì chính sách zero-Covid.

Du Lam (Theo Nikkei)

Mỹ lại thách thức tham vọng bán dẫn của Trung Quốc

Mỹ lại thách thức tham vọng bán dẫn của Trung Quốc

Các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sản xuất chip tiên tiến và động cơ tua-bin khí của Mỹ có hiệu lực từ ngày 15/8, trở thành rào cản mới đối với tham vọng bán dẫn của Trung Quốc.