Toàn bộ thuê bao di động 11 số tại Việt Nam sẽ phải đổi đầu số để trở thành thuê bao 10 số. Đây là chủ trương vừa mới được đưa ra bởi Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT). Vậy người dùng cần phải chuẩn bị những gì cho thay đổi này?
Vì sao phải đổi đầu số?
Các mạng di động đang hoạt động bình thường, vậy vì sao phải tiến hành đổi đầu số? Như đã nói ở trên, đây là chủ trương nhằm quy hoạch lại kho số di động của Bộ TT&TT. Việc chuyển đổi nhằm thống nhất định dạng số điện thoại di động ở Việt Nam ở cùng mức 10 chữ số.
Mỗi đầu số gắn với một thiết bị di động. Nếu như trước đây, thiết bị di động được hiểu đơn giản chỉ là những chiếc điện thoại di động, máy tính bảng hay USB 3G thì giờ đây khái niệm đó đã lớn hơn rất nhiều.
Việc chuyển đổi đầu số nhằm đáp ứng nhu cầu quy hoạch lại kho số, phục vụ cho việc phát triển của Internet of Things và nhu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Ảnh: Trọng Đạt |
Thế giới đang hướng đến công nghệ Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT). Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế đó. Vài năm tới, không chỉ những chiếc điện thoại mà bất kể đồ vật nào cũng được lắp một chiếc SIM (tương ứng với một đầu số) để phục vụ cho một thế giới kết nối.
Việc quy hoạch lại đầu số sẽ giúp Việt Nam có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc người với người (sử dụng số thuê bao H2H). Bên cạnh đó là khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho mục đích liên lạc thiết bị với thiết bị (sử dụng số thuê bao M2M).
Sự thay đổi này nhằm để theo kịp với xu hướng Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT). Từ đây, Việt Nam sẽ có thêm nhiều dải số mới phục vụ cho giao thông thông minh, y tế thông minh, điện lực thông minh... Đây là bước chuẩn bị căn bản tạo tiền đề để hướng tới cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Việc đổi đầu số có bắt buộc không?
Đây là chủ trương của Bộ TT&TT nhằm quy hoạch lại kho số viễn thông. Do đó, việc đổi đầu số hoàn toàn bắt buộc đối với tất cả thuê bao 11 số.
Nhiều người thắc mắc rằng họ đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông với nhà mạng theo số điện thoại mà mình đang sử dụng. Nhà mạng theo đó không có quyền thay đổi số điện thoại nếu chưa thông qua ý kiến khách hàng.
Trên thực tế, số điện thoại di động bao gồm có 3 phần. Phần thứ nhất là mã quốc gia (VD của Việt Nam là +84). Phần mã quốc gia không cần thiết phải sử dụng trong trường hợp thuê bao di động cùng trong một nước.
Phần thứ 2 trong số điện thoại là đầu số. Mỗi nhà mạng được cung cấp một số đầu số nhất định. Ví dụ như đầu số của Mobifone là 090, 093, 0120…, đầu số của Viettel là 098, 097, 0166… Đằng sau những đầu số này mới đến cụm số dùng để định danh khách hàng. Phần này bao gồm 7 chữ số cuối cùng trong số điện thoại di động.
Việc đổi đầu số là yêu cầu bắt buộc đối với các thuê bao di động. |
Trong trường hợp đổi đầu số, 7 chữ số cuối cùng trong số điện thoại không thay đổi. Bởi vậy, việc đổi đầu số là câu chuyện của nhà mạng và Bộ TT&TT. Người tiêu dùng mặc nhiên phải chấp nhận sự thay đổi mang tính bắt buộc đó.
Trong quá trình chuyển đổi mã mạng, Bộ TT&TT yêu cầu Cục Viễn thông và các nhà mạng phải đảm bảo việc chuyển đổi được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp và người sử dụng. Bộ TT&TT cũng đưa ra yêu cầu phải giảm thiểu tối đa việc mất liên lạc có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình chuyển đổi mã mạng, duy trì việc sử dụng song song cả 2 đầu số cũ và mới trong thời gian chuyển đổi.
Bao giờ diễn ra việc đổi đầu số?
Để đảm bảo việc chuyển đổi được an toàn và thuận lợi, thời gian bắt đầu chuyển đổi được thực hiện vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật, tránh các ngày lễ, Tết. Cụ thể, quá trình này được quy định như sau:
- Thời gian bắt đầu chuyển đổi: 00 giờ 00 phút ngày 15/9/2018.
- Thời gian bắt đầu quay số song song: 00 giờ 00 phút ngày 15/9/2018 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 14/11/2018.
- Thời gian bắt đầu duy trì âm thông báo chuyển đổi đầu số: 00 giờ 00 phút ngày 15/11/2018 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 30/6/2019.
Đầu số của tôi sẽ đổi thành bao nhiêu?
Sau khi tiến hành quy hoạch xong đối với dịch vụ điện thoại cố định, các đầu số điện thoại cố định đang sử dụng sẽ thừa ra là 03, 04, 05, 07, 08. Những đầu số này sẽ được dùng cho phát triển thuê bao điện thoại di động.
Các đầu số bắt đầu bằng 012x, 016x, 018x và 019x sẽ được chuyển thành các đầu 03x, 05x, 07x, 08x tương ứng. |
Hiện tại các thuê bao 11 số tại Việt Nam đều được bắt đầu bằng 012x, 016x, 018x và 019x. Các đầu số này sẽ được chuyển thành 03x, 05x, 07x, 08x để thành dạng 10 chữ số. Phần đầu số mới sẽ kết hợp với cụm 7 số cuối của các thuê bao di động để thành một số điện thoại hoàn chỉnh.
Trọng Đạt
5 nhà mạng đổi đầu số di động 11 số về 10 số từ 15/9
Sáng 29/5, Bộ TT&TT công bố chi tiết đổi thuê bao 11 số thành 10 số của 5 nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Gtel và Vietnamobile. Việc chuyển đổi này sẽ bắt đầu từ ngày 15/9/2018 và kết thúc vào ngày 30/6/2019.
Hàng triệu thuê bao di động 11 số sẽ được chuyển về 10 số
7 số cuối của thuê bao 11 số hiện nay sẽ được giữ nguyên. Các đầu số của thuê bao 11 số như 0166, 0188, 0199… sẽ dần dần chuyển về 03x, 04x, 05x, 07x, 08x.
Sẽ khóa 1 chiều thuê bao di động không chuẩn thông tin từ 2/6
Theo tin nhắn gửi đến khách hàng từ các nhà mạng, những thuê bao không chuẩn thông tin sẽ bị ngừng cung cấp dịch vụ một chiều từ ngày 2/6.
Dấu hiệu khoá thuê bao di động: 5 ngày liên tiếp nhận thông báo
Một ngày sau thời điểm 24/4, nhiều nhà mạng khẳng định sẽ chỉ khóa liên lạc nếu chủ thuê bao không ra bổ sung thông tin sau 5 ngày liên tiếp nhận được tin nhắn thông báo.
Lo ngại rủi ro khi nộp ảnh cá nhân thuê bao di động, giải đáp từ Cục Viễn thông
Trước lo ngại rủi ro lộ thông tin, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định, việc nộp ảnh chân dung cá nhân thuê bao di động là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Mời bạn đọc xem bản text chương trình Góc nhìn thẳng.