Đây là chương trình đào tạo do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo SmartPro tổ chức. Lớp học được khai giảng vào ngày 28/12/2023, với sự tham gia của 30 học viên là thành viên Đội ứng cứu sự cố ATTT tỉnh.

Chương trình đào tạo nhằm cung cấp các kiến thức từ căn bản đến nâng cao về ATTT, kỹ năng trong công tác vận hành, phòng thủ, đảm bảo ATTT cho hệ thống công nghệ thông tin. Đồng thời, trang bị các kiến thức cần thiết để các học viên có thể tham dự các cuộc thi chứng chỉ Quốc tế về CEHv12 ứng cứu sự cố ATTT.

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, với việc thực hiện chương trình chuyển đổi số, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT, đảm bảo cho các hệ thống thông tin thông suốt là rất thiết thực. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tổ chức các lớp học nâng cao hơn nữa về CEHv12 cho các thành viên Đội ứng cứu sự cố ATTT tỉnh.

attt traochungnhan1 key 01012024221019.jpg
Ông Lê Tuấn Anh, giám đốc sở TTTT trao Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo cho các học viên. Ảnh: binhduong.gov

​Theo Kế hoạch triển khai Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã h​ội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bình Dương đặt mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số trên 50%; tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trong dịch vụ thương mại điện tử đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.

Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; hạ tầng mạng Internet băng rộng cáp quang, 5G phủ trên 95% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn; tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%; tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%; tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%...

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%...

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sau 2 năm triển khai Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2025”, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua, tỉnh đã thành lập 585 Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng khu phố, từng tổ dân phố, từng nhà tuyên truyền và vận động người dân chấp hành tham gia, từ đó thu thập thông tin thiết lập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, cấp các loại giấy tờ tùy thân và cài đặt các ứng dụng phục vụ tiện ích cho người dân.

Tỉnh đã cấp 2,05 triệu Căn cước công dân (CCCD), kích hoạt 1,63 triệu tài khoản định danh định tử, thường xuyên cập nhật dữ liệu đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống".

Các dịch vụ công thiết yếu đủ điều kiện thực hiện toàn trình theo Đề án 06 đã được triển khai 100%, tỷ lệ người dân tham gia đạt trên 90%.

Đã triển khai 16 mô hình ứng dụng, một số mô hình phát huy hiệu quả rất tốt như mô hình thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho người có công và bảo trợ xã hội, mô hình thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại các cơ sở lưu trú, mô hình khám, chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh…