Các tổ chức esports Tier 2 tiếp tục vướng vào những rắc rối ở phía hậu trường. Mới đây nhất, cựu quản lý của Vega Squadron, Allen “Bonkers” Cook, đã cáo buộc tổ chức esports có trụ sở chính tại Nga không trả tiền cho các players thuộc team Dota 2.

Xem chi tiết bài viết của Bonkers trên TwitLonger tại đây

Nhiều players đã lên tiếng đồng thuận Bonkers, khẳng định rằng Vega đã không chi trả nhiều khoản tiền như đã ký kết trong hợp đồng. Dù đây là một câu chuyện không mới mẻ trong giới esports chuyên nghiệp nhưng nó lại xuất hiện ngay khi Vega đang tái thiết đội hình để chuẩn bị cho mùa giải DPC 2019-2020 đang cận kề.

Trong suốt mùa giải trước, tôi đã hỗ trợ một stack được Vega Squadron lựa chọn”, Bonkers cho biết. “Do quyết định không tham gia DreamLeague (Season 10 – Minor đầu tiên của mùa giải trước) của Team Liquid nên đội của chúng tôi ‘Team Lithium’ đã vượt qua vòng loại. Chúng tôi đã đàm phán với Vega về việc lựa chọn các players để họ đại diện cho tổ chức (của họ). Nó đã tạo động lực cho Vega gây dựng một team và mọi thứ dường như tốt đẹp.

Tại thời điểm cuối tháng 10 năm ngoái, Lithium được đánh giá là một stack tiềm năng và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Liquid tại Vòng loại Khu vực châu Âu của DreamLeague Season 10. Liquid đã xin rút lui khỏi giải đấu vào phút chót giúp Lithium được đăng ký bổ sung và Vega đã ký hợp đồng với stack này trước khi họ cán đích hạng 5-6 tại Minor đầu tiên thuộc DPC 2018-2019.

Vega đã đồng ý rằng nếu chúng tôi vượt qua vòng loại của giải đấu khi không trực thuộc tổ chức, nhưng họ lại không cắt một phần tiền thưởng mà lại tự mình xử lý hết chỗ đó”, Bonkers thuật lại. “Cho tới ngày hôm nay, không ai trong số các players nhận được bất cứ thứ gì trong số 15,000 USD tiền thưởng đã được DreamLeague chi trả trực tiếp cho Vega…Một vài players vẫn còn bị nợ lương và thành thực mà nói thì nhiều cuộc đàm phán đã dừng lại sau khoảng 6 tháng (họ) cố gắng lấy lại tiền từ Vega.

Bonkers đã đảm nhiệm vị trí quản lý của Vega kể từ khi tổ chức mua lại Lithium. DreamLeague Season 10 cũng là giải đấu duy nhất thuộc DPC 2018-2019 mà Vega giành quyền góp mặt. Tuy nhiên, team đã tham dự nhiều giải đấu nhỏ và đáng kể nhất là chức vô địch Qi Invitational Europe trị giá 7,000 USD vào tháng 5 vừa rồi.

Bonkers nhấn mạnh rằng các players không được nhận một phần tiền thưởng mà còn không có lương. Điều đó có nghĩa là Vega đã từ chối thanh toán mọi khoản tiền mà đáng lẽ các cựu players của họ phải được nhận.

Thông tin được Bonkers đưa ra đã được hai cựu players của Vega, Maurice “KheZu” Gutmann và Petu “Peksu” Vaatainen, xác nhận.

Như Bonkers đã nói trước đó, Vega đang nợ chúng tôi tổng cộng là 20,000 USD gồm 15,000 USD DreamLeague Minor năm ngoái cùng 5,000 USD từ các giải đấu online”, KheZu viết trên tài khoản Twitter cá nhân. “Nhân tiện thì Minor được tổ chức vào tháng 11 năm ngoái nhé. Họ đã từng là một tổ chức tốt khi chúng tôi còn ở trong team phục vụ cho họ.

KheZu cũng cho biết anh đã không được chi trả bất cứ khoản tiền nào từ đầu năm 2018 mà cụ thể là khi còn chơi standin cho OG tại Galaxy Battles II: Emerging Worlds vào cuối tháng 01. OG đã cán đích hạng tư và giành 45,000 USD nhưng vẫn chưa được chi trả đầy đủ.

"Tôi đã từng chơi stand-in cho OG tại giải Galaxy Battles và được chi trả một khoản nhỏ số tiền mà mình xứng đáng được nhận. Theo tôi được biết thì BTC giải vẫn chưa chịu trả tiền" - KheZu tweet

KheZu (ngoài cùng bên phải) chụp hình cùng OG để quảng bá cho giải đấu Galaxy Battles II được tổ chức tại Philippines

Ngoài drama của Vega, Bonkers cũng chia sẻ rằng anh đã từng giải quyết một vụ tương tự khi Aachen City Esports đang tham gia vòng loại The International 9.

Một trong số các players của Vega đã ký hợp đồng chơi cho một team khác tại vòng loại The International”, Bonkers viết trên TwitLonger. “Player đó đã đồng ý một mức phí để đại diện cho Aachen City Esports – thật lòng thì nó cũng là một khoản phí nhỏ, chỉ là kiểu ‘chúng tôi sẽ thi đấu dưới tên của các anh nếu như trả cho chúng tôi cái gì đó; và nếu chúng tôi vượt qua vòng loại TI thì tổ chức sẽ có thỏa thuận cực kỳ tốt’. Khoản thanh toán được cho là đã chi trả trong vòng loại nhưng lại bị trì hoãn.

Player được Bonkers nhắc tới là Peksu, anh đã xác nhận mình cùng vài người khác đã chơi cho Aachen nhưng từ đó đến nay họ đều chưa được trả tiền.

Tôi thực sự mong muốn có thể làm được điều gì đó để các tổ chức trả tiền cho các players không dự TI”, Peksu lên tiếng trên tài khoản Twitter cá nhân. “Tôi hiểu những khoản chia chác mà tổ chức mong muốn và nó là như vậy trong hầu hết các bản hợp đồng. Một điều nữa mà tôi cảm thấy tồi tệ trong tình huống hiện tại bởi thực tế tôi biết Aachen City Esports vẫn ký với một team ‘mới’ và hành xử như mọi thứ vẫn ổn khi họ hoàn toàn phớt lờ tôi và một vài players khác để đưa ra lời bào chữa cho tất cả khiến tôi phát điên.”

Việc các teams chưa hoặc không có ý định trả tiền cho các thành viên không còn mới mẻ trong giới Dota 2 chuyên nghiệp nói riêng và cả esports nói chung.

Các tổ chức không có tên tuổi vẫn thường xuyên đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải các players khi vẫn còn nợ họ tới hàng ngàn USD dù đội hình đó có đem về chức vô địch ở những giải đấu nhỏ.

Forward Gaming là một ví dụ tiêu biểu cho một kết thúc có hậu khi hầu hết các players đều đã nhận thức được những vấn đề tồn đọng trong tổ chức. Forward đã ngưng hoạt động vào tháng 7 vừa qua, ngay khi họ vượt qua Vòng loại Khu vực Bắc Mỹ của TI9 do nợ các players 36,000 USD giải thưởng cùng tiền lương tháng 7.

Các cựu players của Forward biết rõ tình hình nghiêm trọng ra sao nhưng vẫn nỗ lực đến với TI9 và họ đã được Newbee tài trợ, hỗ trợ lấy lại số tiền đã mất.

Nhưng không phải pro players nào cũng may mắn như họ bởi hầu hết các tổ chức Tier 2 sẽ giữ lại tiền thưởng hoặc giải tán.

Vega là một tổ chức có uy tín và là một trong số ít các teams Dota 2 Tier 2 vẫn còn hoạt động tích cực trong nhiều năm qua. Nhưng nếu drama nợ tiền xảy ra vào năm 2018 thì làm sao chúng ta biết được cách thức làm việc của họ ra sao kể từ khi tổ chức thành lập team Dota 2 vào năm 2014?

Nhìn vào giải thưởng của The International và bị ấn tượng bởi những con số trong đó không cho bạn một khoản tiền công bằng trong Dota hoặc những vấn đề liên quan đến Tier 1”, Bonkers đi sâu hơn vào chi tiết. “Vì một số lý do, mọi người lo sợ rằng nó sẽ làm mất danh tiếng của chính họ khi lên tiếng chỉ ra những tổ chức không chịu thanh toán.

Để hiểu được phần nào về tình trạng của các pro players Dota 2, bạn cũng nên có cái nhìn sơ bộ về những tổ chức tầm cỡ như Liquid hay Evil Geniuses. Có hàng tá tổ chức cũng đang ở đẳng cấp tương đương, nhưng các players phải tự tạo dựng được tên tuổi để có thể ký được những bản hợp đồng béo bở hay chuyển nhượng với giá trị kỷ lục.

Điều đó khiến các teams Tier 2 rơi vào trạng thái lưng chừng, nơi họ chẳng bao giờ có thể cạnh tranh ở đẳng cấp cao nhất để rồi dẫn tới thêm những ví dụ mà Vega đang vướng phải.

Tôi cho rằng thật khó để điều hành một tổ chức và biến nó trở thành lợi nhuận”, Bonkers viết. “Nhưng cũng khá là tệ khi bạn thấy những tổ chức không trả tiền cho các players, gian trá khi họ kiếm cớ không thanh toán và rồi đem về thêm các teams và players để lại tái diễn tất cả. Cần phải làm điều gì đó để phân phối lại nguồn tiền trong ngành (esports) và ai đó phải khiến những người không muốn trả tiền phải chịu trách nhiệm.

None (Theo Dot Esports)