Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa đăng tải Dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp. Dự thảo do Bộ Y tế xây dựng, dự kiến có hiệu lực từ 1/1/2023, đang lấy ý kiến đóng góp.

Về giá ngày giường, dịch vụ khám (chưa kể các dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật) tại các phòng điều trị theo yêu cầu, Dự thảo của Bộ Y tế nêu: Với các đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu do cơ sở đầu tư xây dựng thành lập hoặc thuê cơ sở để thực hiện dịch vụ thì mức giá do đơn vị quyết định.

Trường hợp sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết để hoạt động dịch vụ, theo Dự thảo:

- Về giá khám: Bệnh viện hạng Đặc biệt, hạng I không được thu quá 300.000 đồng/lần khám. Với các cơ sở y tế khác, giá tối đa 200.000 đồng/lần khám.

Riêng trường hợp mời các chuyên gia trong nước (ngoài cán bộ cơ hữu tại đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu), ngoài nước đến khám, tư vấn sức khỏe, Dự thảo của Bộ Y tế đề xuất đơn vị được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở y tế và người sử dụng dịch vụ.

- Về giá ngày giường:

Dự thảo cũng nêu rõ: Giá ngày giường điều trị ban ngày do đơn vị quyết định nhưng tối đa không quá 50% giá ngày giường điều trị nội trú.

Mỗi bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn không quá 45 người/ngày làm việc

Về yêu cầu đối với cơ sở khám chữa bệnh có cung ứng dịch vụ theo yêu cầu, Dự thảo nêu cơ sở y tế được quyết định và thu theo mức giá dịch vụ theo yêu cầu khi bảo đảm một số chỉ tiêu chất lượng. Trong đó, bảo đảm mỗi bác sỹ, chuyên gia khám, tư vấn tối đa không quá 45 người/ngày làm việc 8 giờ.

Về dịch vụ giường điều trị, Dự thảo yêu cầu 1 phòng điều trị tối đa không quá 4 giường. Trường hợp phòng có từ 2 giường bệnh trở lên thì phải có tấm chắn, che ngăn cách giữa các giường bệnh. 

Đối với các dịch vụ kỹ thuật y tế, các cơ sở đang sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và có số giường bệnh theo yêu cầu cao hơn 15% tổng số giường bệnh, thì phải xây dựng lộ trình để giảm dần số giường này, bảo đảm đến hết năm 2024 còn dưới 15% (trừ số giường bệnh theo yêu cầu do đơn vị vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định để đầu tư khu vực khám, chữa bệnh theo yêu cầu độc lập với khu vực thông thường).

Theo Dự thảo, các cơ sở khám, chữa bệnh công lập phải xây dựng quy chế để các chuyên gia, thầy thuốc giỏi dành tối thiểu 70% thời gian khám, chữa ca bệnh khó cho người có thẻ BHYT. 

Đặc biệt, các cơ sở khám, chữa bệnh công lập phải xây dựng quy chế để các chuyên gia, thầy thuốc giỏi phải dành tối thiểu 70% thời gian để khám, chữa các ca bệnh khó cho người có thẻ BHYT, người không có BHYT nhưng không sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới.

Người bệnh có bảo hiểm y tế (BHYT) khi sử dụng các dịch vụ theo yêu cầu được thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật về BHYT. Phần chênh lệch do người bệnh tự chi trả cho cơ sở khám, chữa bệnh.

Hồi năm 2019, Bộ Y tế từng xây dựng một dự thảo tương tự. Khi đó, với trường hợp sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết để hoạt động dịch vụ, Bộ Y tế xây dựng giá giường bệnh tại bệnh viện hạng Đặc biệt, hạng 1 tối đa 4 triệu đồng/ngày. Giá khám tại các bệnh viện này tối đa là 500.000 đồng/lần; các cơ sở y tế khác giá không quá 400.000 đồng/lần. Do nhiều nguyên nhân, Dự thảo năm 2019 không được ban hành.

Đọc toàn văn Dự thảo năm 2022 tại đây.

6 bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam

Trung ương Quân đội 108, Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Thái Nguyên, Trung ương Huế. Bệnh viện hạng 1 thường gồm các bệnh viện trực thuộc các Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh... 

Người dân hết ‘đau đầu’ để dịch chữ bác sĩ“Nếu chuyển từ đơn thuốc, bệnh án viết tay sang đánh máy, người dân không còn phải đau đầu dịch đơn thuốc, cũng không còn so sánh chữ bác sĩ “xấu như gà bới” - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ.