- Năm 2013, lần đầu tiên, Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe Ngo được nâng tầm thành Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL diễn ra từ ngày 14/11-17/11/2013 (nhằm ngày 12-15/10 âm lịch) tại thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng.

TIN BÀI KHÁC:

Hằng năm, đồng bào Khmer ở ĐBSCL có 3 lễ hội lớn đó là Đol-ta, Chôl-chnam-thmay và lễ hội Oóc-om-bóc. Theo phong tục cổ truyền, cứ vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm đồng bào Khowmer Nam Bộ lại tổ chức lễ hội Oóc-om-bóc (lễ cúng trăng) để tưởng nhớ đến công ơn của mặt Trăng, vị thần điều tiết mùa màng.

{keywords}

Đua ghe Ngo tại Sóc Trăng. Nguồn: soctrang.gov

Việc tổ chức lễ cúng Trăng vào đêm rằm tháng “Ka-đâk”, cũng là ngày cuối cùng của mùa hạ và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại trong đó có lúa nếp là sớm nhất. Và để nhớ ơn mặt Trăng, người ta lấy lúa nếp làm cốm dẹp là vật phẩm chính trong lễ cúng trăng.

Trong lễ hội Oóc-om-bóc, đồng bào Khmer Nam Bộ tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi dân gian như ẩm thực món ngon Sóc Trăng, triển lãm ảnh Sóc Trăng xưa, nhạc hội sông trăng, thả đèn nước, đặc biệt là đua ghe Ngo.

Năm nay, lễ hội Oóc-om-bóc – Đua ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL – Sóc Trăng được nâng tầm thành Festival đua ghe Ngo. Đây là sự kiện kinh tế - văn hóa – xã hội – du lịch nhằm tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng trực tiếp phục vụ phát triển du lịch, gắn liền với bảo tồn gìn giữ và phát huy truyền thống.

Festival đua ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL – Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013 được tổ chức có quy mô tầm cỡ khu vực, phục hồi tương đối hoàn thiện nghi thức Lễ hội Oóc-om-bóc.

{keywords}

Thả đèn nước là một nghi lễ trong lễ hội Oóc-om-bóc. Nguồn: soctrang.gov

Các hoạt động chính của lễ hội sẽ được sân khấu hóa vụ mùa và nghi thức cũng lễ nông nghiệp của người Khmer, tất cả hướng về Trăng và hồn lúa, Trăng đưa nước đến và đi, Trăng giúp mùa màng tươi tốt, lúa là sản phẩm của con người chăm chỉ làm ăn mà có, Trăng và người làm nên hạt lúa tri ân Trăng và biết ơn người lao động.

Đua ghe Ngo là phần hội của Lễ hội Oóc-om-bóc là nghi thức tiễn nước sau mùa gieo trồng, chào mừng vụ mùa bội thu, là ngày hội thể thao, biểu tượng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.

Năm nay quy tụ gần 60 đội đua ghe Ngo đến từ các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long tham gia. Giải nữ có 8 đội tham gia, giải nam có 60 đội tham gia giải thưởng lớn nhất hạng I trị giá 200 triệu đồng, giải hạng II trị giá 150 triệu đồng, giải hạng 3 trị giá 100 triệu đồng và giải hạng IV 50 triệu đồng.

Đức Toàn