- Tại cuộc họp kiểm điểm của huyện Chương Mỹ chiều ngày 4/9, trụ trì chùa
Trăm Gian đã nhận "tất cả là lỗi của tôi" nhưng chính quyền địa phương
không thể chối bỏ trách nhiệm của mình.
Chiều 4/9, UBND huyện Chương Mỹ đã triệu tập các bên liên quan để bày tỏ quan điểm và kiểm điểm trách nhiệm trước khi có kết luận chính thức từ thành phố Hà Nội.
Đừng đổ hết trách nhiệm cho nhà chùa
Tại cuộc họp, sư trụ trì Thích Đàm Khoa đã khóc nói: “Tất cả là lỗi của tôi. Nhà chùa khi tiến hành tu sửa đã không báo cáo với sở mà chỉ báo cáo với xã vì nghĩ đơn giản là chỉ cần thỏa thuận nội bộ. Trong tình thế khu nhà Tổ đã bị sập một phần sau mùa mưa bão vừa qua có thể gây nguy hiểm cho du khách thập phương cộng với sức ép và sự đồng lòng từ nhân dân nên nhà chùa quyết định làm sau nhiều năm có dự án của Bộ mà vẫn chưa được rót vốn".
Bậc thang đã lên xuống tại nhà đường đã bị thay hoàn toàn mới
Những tảng đá cũ rêu phong cũ còn nguyên vẹn đều bị gỡ bỏ mà không rõ lí do vì sao không được giữ lại để tái sử dụng.
Từ sự việc trên có thể thấy nhà chùa tiến hành tu sửa là xuất phát từ cái tâm nhưng do không hiểu hết về Luật Di sản cũng như chuyên môn trong việc trùng tu di tích nên đã xảy ra tình trạng “xây mới” nhà Tổ và gác Khánh, gây ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc chung của cả một di tích đã được xếp hạng quốc gia.
Những bức tranh với màu sơn nguyên bản may mắn còn sót lại.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, ngay bên cạnh chùa Trăm Gian có một xưởng gỗ lớn được xây dựng từ khá lâu trước đó. Trong quá trình cải tạo chùa gần đây, chính xưởng gỗ này được dùng để chế biến gỗ cho nhà Tổ và gác Khánh mới. Không lẽ một công trình lớn như vậy được xây ngay cạnh chùa mà chính quyền xã lại không biết?
Thêm nữa tính từ thời điểm 19/7, là ngày nhà chùa hạ giải công trình cho đến ngày sự việc được phản ánh trên báo chí (24/8), tức là trong vòng gần 40 ngày, một công trình làm bằng gỗ lớn như vậy không thể xây dựng nhanh chóng như hiện trạng mà không có rất nhiều sức người và sự chuẩn bị.
Xưởng gỗ được đặt ngay trên đồi cạnh chùa Trăm Gian
Bên trong là rất nhiều máy móc xẻ gỗ lớn được đầu tư bài bản.
Một người bán nước trong chùa Trăm Gian cho biết việc hạ giải chùa diễn ra khá nhanh, phần lớn thời gian còn lại là tập trung cho việc làm gỗ và xây dựng. Người dân địa phương cũng cho biết, ngay sau ngày nhà chùa hạ giải công trình cũ, có rất đông người dân quanh vùng và khách thập phương đến tình nguyện góp sức lao động, đông đến mức đun nước cho thợ uống còn không kịp.
Người dân tập trung "xây mới" chùa đông như vậy, trụ sở UBND Xã Tiên Phương đặt khá gần chùa Trăm Gian, nhưng chính quyền xã lại "không biết". Không hiểu khả năng quản lý của chính quyền địa phương tới đâu nếu nói rằng sau khi hạ giải nhà chùa đã tự ý xây dựng mà không báo cáo nên xã không biết?
Không chỉ kém trong việc quản lý di tích chùa Trăm Gian, ngay trước mặt UBND xã Tiên Phương là ao cá Bác Hồ cũng bị đổ đất lấn chiếm. Việc này UBND xã có biết không?
UBND Xã làm sai luật?
Trong buổi họp ở huyện Chương Mỹ chiều ngày 4/9, Chủ tịch UBND Xã Tiên Phương đã thừa nhận nhất trí với việc hạ giải nhà Tổ, gác Khánh của chùa Trăm Gian trước tình trạng khẩn cấp.
Điều 11, Chương 4 trong Quy chế 05 của Bộ VHTTDL về Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh ghi rõ:
“Di tích có nhu cầu tu sửa cấp thiết là di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại do tác động của thiên nhiên và con người cần được sửa chữa nhằm chống đỡ gia cố, gia cường các bộ phận của di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành công tác bảo quản và phục hồi.
Quy trình và giới hạn của việc tu sửa cấp thiết di tích chỉ được tiến hành sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh.
Giới hạn phạm vi tu sửa cấp thiết di tích bao gồm sửa chữa các bộ phận cấu kiện bị hỏng bằng cách nối vá, chống đỡ hoặc thay thế cấu kiện mới tương tự. Sở VHTTDL hoặc cơ quan quản lý cấp tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm và quản lý việc tu bổ cấp thiết di tích. Tổ tu sửa cấp thiết di tích phải bao gồm một cán bộ quản lý di tích ở tỉnh và một kiến trúc sư hoặc kĩ sư xây dựng".
Như vậy việc UBND xã nhất trí cho chùa hạ giải nhà Tổ, gác Khánh đã hoàn toàn không đúng thẩm quyền và trái với quy định pháp luật. Chưa kể đến việc hạ giải tại chùa Trăm Gian để dựng lên một công trình mới lại càng vượt quá giới hạn của việc tu bổ cấp thiết di tích.
Việc dựng lên hẳn một công trình mới là hoàn toàn vượt qua giới hạn được ghi rõ trong quy chế tu sửa cấp thiết một di tích khi bị xuống cấp bởi thiên nhiên.
Kết luận về việc kiểm điểm trách nhiệm sẽ được thành phố Hà Nội thông báo sau khi văn bản báo cáo trách nhiệm được hoàn thành trước ngày 14/9 của huyện Chương Mỹ. Di tích đã bị xâm hại, trách nhiệm có thể sẽ được làm rõ và hiện tại mới chỉ có chức vụ kiêm nhiệm của ông Tống Bá Lương - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Phương là Trưởng ban Quản lý di tích chùa Trăm Gian bị thành phố đình chỉ, còn lại trong nhiều cuộc họp, chưa có một cơ quan hay cá nhân nào chính thức nhận lỗi về mình.
Hoàng Nguyên
Chùa Trăm Gian đã bị "phá" như thế nào?
Chưa thể đưa kết luận cuối vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi 'mới tinh'
Sao chùa Trăm Gian được làm mới trót lọt như vậy?
Chưa thể đưa kết luận cuối vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi 'mới tinh'
Sao chùa Trăm Gian được làm mới trót lọt như vậy?
Chiều 4/9, UBND huyện Chương Mỹ đã triệu tập các bên liên quan để bày tỏ quan điểm và kiểm điểm trách nhiệm trước khi có kết luận chính thức từ thành phố Hà Nội.
Đừng đổ hết trách nhiệm cho nhà chùa
Tại cuộc họp, sư trụ trì Thích Đàm Khoa đã khóc nói: “Tất cả là lỗi của tôi. Nhà chùa khi tiến hành tu sửa đã không báo cáo với sở mà chỉ báo cáo với xã vì nghĩ đơn giản là chỉ cần thỏa thuận nội bộ. Trong tình thế khu nhà Tổ đã bị sập một phần sau mùa mưa bão vừa qua có thể gây nguy hiểm cho du khách thập phương cộng với sức ép và sự đồng lòng từ nhân dân nên nhà chùa quyết định làm sau nhiều năm có dự án của Bộ mà vẫn chưa được rót vốn".
Bậc thang đã lên xuống tại nhà đường đã bị thay hoàn toàn mới
Những tảng đá cũ rêu phong cũ còn nguyên vẹn đều bị gỡ bỏ mà không rõ lí do vì sao không được giữ lại để tái sử dụng.
Từ sự việc trên có thể thấy nhà chùa tiến hành tu sửa là xuất phát từ cái tâm nhưng do không hiểu hết về Luật Di sản cũng như chuyên môn trong việc trùng tu di tích nên đã xảy ra tình trạng “xây mới” nhà Tổ và gác Khánh, gây ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc chung của cả một di tích đã được xếp hạng quốc gia.
Những bức tranh với màu sơn nguyên bản may mắn còn sót lại.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, ngay bên cạnh chùa Trăm Gian có một xưởng gỗ lớn được xây dựng từ khá lâu trước đó. Trong quá trình cải tạo chùa gần đây, chính xưởng gỗ này được dùng để chế biến gỗ cho nhà Tổ và gác Khánh mới. Không lẽ một công trình lớn như vậy được xây ngay cạnh chùa mà chính quyền xã lại không biết?
Thêm nữa tính từ thời điểm 19/7, là ngày nhà chùa hạ giải công trình cho đến ngày sự việc được phản ánh trên báo chí (24/8), tức là trong vòng gần 40 ngày, một công trình làm bằng gỗ lớn như vậy không thể xây dựng nhanh chóng như hiện trạng mà không có rất nhiều sức người và sự chuẩn bị.
Xưởng gỗ được đặt ngay trên đồi cạnh chùa Trăm Gian
Bên trong là rất nhiều máy móc xẻ gỗ lớn được đầu tư bài bản.
Một người bán nước trong chùa Trăm Gian cho biết việc hạ giải chùa diễn ra khá nhanh, phần lớn thời gian còn lại là tập trung cho việc làm gỗ và xây dựng. Người dân địa phương cũng cho biết, ngay sau ngày nhà chùa hạ giải công trình cũ, có rất đông người dân quanh vùng và khách thập phương đến tình nguyện góp sức lao động, đông đến mức đun nước cho thợ uống còn không kịp.
Người dân tập trung "xây mới" chùa đông như vậy, trụ sở UBND Xã Tiên Phương đặt khá gần chùa Trăm Gian, nhưng chính quyền xã lại "không biết". Không hiểu khả năng quản lý của chính quyền địa phương tới đâu nếu nói rằng sau khi hạ giải nhà chùa đã tự ý xây dựng mà không báo cáo nên xã không biết?
Không chỉ kém trong việc quản lý di tích chùa Trăm Gian, ngay trước mặt UBND xã Tiên Phương là ao cá Bác Hồ cũng bị đổ đất lấn chiếm. Việc này UBND xã có biết không?
UBND Xã làm sai luật?
Trong buổi họp ở huyện Chương Mỹ chiều ngày 4/9, Chủ tịch UBND Xã Tiên Phương đã thừa nhận nhất trí với việc hạ giải nhà Tổ, gác Khánh của chùa Trăm Gian trước tình trạng khẩn cấp.
Điều 11, Chương 4 trong Quy chế 05 của Bộ VHTTDL về Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh ghi rõ:
“Di tích có nhu cầu tu sửa cấp thiết là di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại do tác động của thiên nhiên và con người cần được sửa chữa nhằm chống đỡ gia cố, gia cường các bộ phận của di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành công tác bảo quản và phục hồi.
Quy trình và giới hạn của việc tu sửa cấp thiết di tích chỉ được tiến hành sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh.
Giới hạn phạm vi tu sửa cấp thiết di tích bao gồm sửa chữa các bộ phận cấu kiện bị hỏng bằng cách nối vá, chống đỡ hoặc thay thế cấu kiện mới tương tự. Sở VHTTDL hoặc cơ quan quản lý cấp tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm và quản lý việc tu bổ cấp thiết di tích. Tổ tu sửa cấp thiết di tích phải bao gồm một cán bộ quản lý di tích ở tỉnh và một kiến trúc sư hoặc kĩ sư xây dựng".
Như vậy việc UBND xã nhất trí cho chùa hạ giải nhà Tổ, gác Khánh đã hoàn toàn không đúng thẩm quyền và trái với quy định pháp luật. Chưa kể đến việc hạ giải tại chùa Trăm Gian để dựng lên một công trình mới lại càng vượt quá giới hạn của việc tu bổ cấp thiết di tích.
Việc dựng lên hẳn một công trình mới là hoàn toàn vượt qua giới hạn được ghi rõ trong quy chế tu sửa cấp thiết một di tích khi bị xuống cấp bởi thiên nhiên.
Kết luận về việc kiểm điểm trách nhiệm sẽ được thành phố Hà Nội thông báo sau khi văn bản báo cáo trách nhiệm được hoàn thành trước ngày 14/9 của huyện Chương Mỹ. Di tích đã bị xâm hại, trách nhiệm có thể sẽ được làm rõ và hiện tại mới chỉ có chức vụ kiêm nhiệm của ông Tống Bá Lương - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Phương là Trưởng ban Quản lý di tích chùa Trăm Gian bị thành phố đình chỉ, còn lại trong nhiều cuộc họp, chưa có một cơ quan hay cá nhân nào chính thức nhận lỗi về mình.
Hoàng Nguyên