Dùng voucher giống như chơi xổ số, hên thì được phục vụ đàng hoàng, không hên thì bị đối xử lạnh nhạt.

Voucher là phiếu chứng nhận giảm giá thường được thanh toán trước. Nhiều người dùng voucher để làm quà tặng cho khách hàng nhưng làm khách bực mình. Còn những người phải bỏ tiền mua voucher thì “ôm cục tức” vì bị lừa.
Được voucher… như rước nợ vào thân

Là khách VIP của một ngân hàng, ngày 28-3, chị Khánh Chi, ở quận Bình Tân - TPHCM, được tặng 1 voucher có mệnh giá tới 6 triệu đồng để mua kim cương nhãn hiệu C. Cầm tấm voucher trên tay, chị Chi đến Parkson chọn mua kim cương thì mới tá hỏa bởi những quy định kỳ quặc mà voucher liên kết với đơn vị bán hàng đặt ra: Chỉ áp dụng voucher cho 1 sản phẩm có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên với điều kiện mua rồi không được bán lại.

Tới đây, chị Chi nhẩm tính: Đã mua nữ trang có giá trị thì ai cũng có quyền mua đi bán lại khi cần thiết. Đằng này, hàng chỉ được mua nhưng không được bán. “Chần chừ một hồi lâu, tôi quyết định bỏ tấm voucher 6 triệu đồng cho khỏi hoài nghi” - chị Chi nói.

Cùng tâm trạng như chị Chi, trường hợp của chị Hồng Ánh còn “đau” hơn khi phải bỏ đi tấm voucher có trị giá tới 10 triệu đồng. Cũng là khách VIP của ngân hàng T., ngày 10-4, chị Ánh được tặng voucher để mua sản phẩm ghế massage nhãn hiệu Osim.

{keywords}

Sau khi tìm hiểu về sản phẩm này trên mạng, ngày 23-4, chị Ánh quyết định vào siêu thị Diamond để mua 1 chiếc ghế massage khoảng chừng 20 triệu đồng, trả bằng voucher hết 10 triệu đồng, như vậy, chị chỉ còn trả thêm bằng tiền mặt 10 triệu đồng nữa là xong. Thế nhưng, thực tế không phải vậy. Tấm voucher 10 triệu đồng chỉ áp dụng cho chiếc ghế massage có giá tới 118 triệu đồng.

Có nghĩa là chị Ánh phải trả 108 triệu đồng nữa mới mua được sản phẩm. Đáng nói là nhãn hiệu Osim còn rất nhiều loại ghế có giá từ 16 triệu đến 30 triệu đồng nhưng những sản phẩm này chỉ áp dụng cho voucher có mệnh giá 1 triệu đồng. Đã thế, người bán hàng còn hối thúc chị Ánh phải mua ngay vì hạn dùng chỉ đến ngày 30-4, sau ngày này, 10 triệu đồng voucher của chị Ánh chỉ là tờ giấy lộn!

Trăm kiểu lừa

Anh Hùng (ngụ quận 11), mua 2 voucher trị giá 345.000 đồng tiệc buffet tại nhà hàng S., trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 - TPHCM, để dẫn vợ đi ăn nhân ngày sinh nhật. Khi đến nhà hàng, nhân viên ở đây tỏ thái độ không ân cần và thay vì vợ chồng anh được ăn ở khu vực thực đơn 100 món như quảng cáo với giá tiền 500.000 đồng nhưng nhân viên đến ghé tai anh nhắc khéo anh phải ngồi ở góc dành cho thực đơn 30 món.

Bị “quê” với vợ, anh Hùng lặng lẽ làm theo và gọi thêm 2 chai nước suối hiệu Lavie. Thế nhưng, khi thanh toán anh bị tính tiền nước lên đến 136.000 đồng. Tưởng là dùng voucher thì được hưởng giá rẻ, hóa ra còn mắc gấp đôi.

Thấy da mặt ngày càng xấu đi vì mụn, chị Thủy Tiên, nhà ở quận 3, nghe lời người bạn đến một spa nổi tiếng ở quận 5 để điều trị. Lên mạng tìm hiểu thì đúng ngay dịp spa này có khuyến mãi voucher.

{keywords}

Chị Tiên cắn răng bỏ ra 5 triệu đồng mua voucher với mong muốn được giảm 50% cho liệu trình giá điều trị mụn nhưng khi đến nơi, nhân viên ở đây cho biết chị phải tham gia một liệu trình với tổng chi phí lên đến 15 triệu đồng mới dùng được voucher này. Do phải bỏ ra thêm nhiều tiền, chị Tiên yêu cầu đổi sang dịch vụ massage mặt thì chủ spa không đồng ý và cho rằng voucher này chỉ áp dụng cho điều trị mụn.

Thế là chị Tiên đành phải bỏ voucher 5 triệu đồng. Trường hợp của chị Trúc (quận 4 - TPHCM) mới oan. Trước khi mua voucher làm đẹp cho bà bầu, chị đã xem kỹ những yêu cầu ở đằng sau voucher ghi rõ phải điện thoại đặt chỗ trước.

Thế nhưng, khi chị Trúc điện thoại liên lạc thì hết lần này đến lần khác đều được nhân viên ở spa này trả lời là hết chỗ, sau đó lại yêu cầu đặt chỗ trước 2 tuần. Thế là dù mua voucher ở tháng thứ 3 của thai kỳ nhưng đến tháng thứ 9 vẫn chưa được đi massage, chị Trúc đành bỏ luôn tấm voucher vì ngày sinh đã gần kề.

Tỉnh táo trước các chiêu quảng cáo

Giám đốc marketing của một tập đoàn kinh doanh lớn tại TPHCM tư vấn trước khi quyết định mua voucher, người mua phải đọc kỹ các điều khoản, điều kiện kèm theo. Nên tham khảo giá của sản phẩm trước khi mua voucher vì thực tế có rất nhiều cửa hàng tự động nâng giá bán trước khi tung ra voucher để lôi kéo khách hàng. Vị này cũng cho rằng các doanh nghiệp liên kết với các đơn vị khác để tặng voucher cho khách hàng nhưng theo kiểu làm phiền họ thì gián

(Theo NLĐ)