- “Chủ đầu tư là các Ban quản lý, Cục quản lý dự án thuộc các dự án giao thông, nếu để xe chở quá tải lần thứ nhất sẽ bị phê bình nhắc nhở, lần thứ  hai sẽ bị kỷ luật và lần thứ ba sẽ điều chuyển công tác người đứng đầu làm công việc khác”.

Ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng Cục đường bộ VN (Bộ GTVT) cho biết, Tổng cục đang xây dựng văn bản kiến nghị Bộ GTVT chế tài xử lý nhà thầu, Ban quản lý dự án, nhà thầu phụ để xe chở vật tư quá tải vào các công trình xây dựng giao thông.

Theo đó, Tổng cục đường bộ sẽ đưa ra chế tài xử lý chủ đầu tư, thầu chính, thầu phụ tùy theo mức độ vi phạm.

Cụ thể, nếu lực lượng chức năng bắt được xe chở quá tải lần đầu vào công trường nhà thầu sẽ bị yêu cầu dừng thi công từ 1-6 tháng, đồng thời rút giấy phép thi công công trình 15 ngày, không cho phép chuyển vật tư vào công trường trong thời gian dừng thi công.

{keywords}

Sau một thời gian bị lực lượng chức năng xử lý “mạnh tay” xe quá tải tại Hà Tỉnh đã giảm hẳn.

Trường hợp nhà thầu vẫn tái phạm để xe chở quá tải lần thứ hai sẽ bị yêu cầu dừng thi công 1 - 2 năm và tùy theo thẩm quyền rút giấy phép thi công từ 1-6 tháng. Nếu để xe quá tải chở vật tư vào công trường lần thứ ba sẽ yêu cầu dừng thi công từ 3 năm cho đến vĩnh viễn tùy theo, thậm chí không cho tham gia các dự án giao thông.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ cho biết: Với chủ đầu tư dự án (Ban quản lý dự án, hoặc chủ đầu tư các dự án BOT) phải đưa vào hợp đồng yêu cầu nhà thầu không được để xe chở quá tải; nhà thầu phải cung cấp toàn bộ số xe chở vật tư tại công trình từ ngày nào đến này nào, tránh tình trạng khi có xe chở quá tải vào công trường chủ đầu tư, chủ thầu lại viện lý do “xe nơi khác đổ bậy vật liệu vào công trình của tôi”..

Chủ đầu tư là các Ban QLDA, các cục quản lý  thuộc các dự án giao thông (Tổng cục đường bộ VN quản lý), nếu để xe chở quá tải lần thứ nhất sẽ bị phê bình nhắc nhở, lần thứ  hai sẽ bị kỷ luật và lần thứ ba sẽ chuyển vị trí công tác người đứng đầu”.

Theo ông Huyện, xe chở quá tải là hành vi vi  phạm phát luật, là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và phá hoại tài sản từ tiền đóng góp của dân nên cần phải xử lý thật mạnh.

“Ở nước ngoài người ta có thể khởi tố nếu cố tình vi phạm cho xe chở quá tải. Ở nước ta cũng cần phải xử lý kiên quyết, có biện pháp mạnh thì trong năm 2015 mới hết xe quá tải được!”, ông Huyện nói.

Trước đó, ngày 15/12, thanh tra Cục Quản lý Đường bộ I đã thu hồi giấy phép và lập biên bản vi phạm hành chính với nhà thầu dự án nâng cấp QL.1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang khi thanh tra giao thông kiểm tra bằng cân lưu động một số xe chở vật liệu xây dựng tại gói thầu của Công ty Vinaconex 12.

Thanh tra Cục Quản lý đường bộ I đã lập biên bản vi phạm hành chính với 7 xe của đơn vị này. Điều đáng nói trong số này có 3 xe vi phạm về kích thước thùng chở hàng và 4 xe chở hàng quá tải, tron đó có xe chở vượt 300% tải trọng.

Ông Huyện cũng cho biết, để ngăn chặn xe chở quá tải từ gốc Tổng cục Đường bộ cũng đã ký cam kết với các mỏ vật liệu tại 63 tỉnh thành không để xe chở quá tải.

Tuy nhiên, ông Huyện cho rằng chế tài phạt với chủ mỏ để xe chở quá tải từ 2-4 triệu vẫn còn thấp chưa đủ tính răn đe


Vũ Điệp