9 đại gia giàu nhất Việt Nam không phải ai cũng là “dân” kinh tế. Có người chưa học hết lớp 12, người tốt nghiệp Nga văn, người lại là kỹ sư hàng hải.

Phạm Nhật Vượng

Trong hồ sơ, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup, đồng thời là tỷ phú đôla đầu tiên ở Việt Nam được giới thiệu có trình độ cử nhân. Ông Vượng từng là học sinh xuất sắc và nhờ thành tích này, ông được chọn sang du học tại Matxcova sau khi tốt nghiệp THPT. Ngành học của Chủ tịch HĐQT Vingroup tại Nga là kinh tế địa chất, thuộc trường Mỏ địa chất tại Nga.

{keywords}

Ông Phạm Nhật Vượng là cử nhân chuyên ngành Kinh tế địa chất.

Ở Vingroup, tính đến ngày 20/6/2014, ông Vượng sở hữu hơn 284,6 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 17.788 tỷ đồng. Tính đến nay, ông cũng là doanh nhân Việt Nam giàu nhất, với giá trị tài sản “khủng” quy theo cổ phiếu.

Đoàn Nguyên Đức

{keywords}

Bầu Đức có trình độ học vấn 12/12. Dù chưa từng học đại học, nhưng điều này không làm bận tâm ông chủ Hoàng Anh Gia Lai.

Ông chủ Hoàng Anh Gia Lai có trình độ học vấn 12/12. Ông là một trong những doanh nhân tại Việt Nam chưa từng đến giảng đường đại học. Chia sẻ về điều này, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai cho rằng, tại Việt Nam, không dưới 100 người thành đạt mà không có bằng đại học. Theo ông, dù là kiến thức trong trường hay ngoài đời nếu không tận dụng, tận thu thì cũng chỉ “vứt đi hết”. Ông Đoàn Nguyên Đức là doanh nhân duy nhất trong top 10 người giàu Việt trên sàn chứng khoán năm 2013 chưa học đến đại học.

Phạm Thu Hương

Phó tướng của ông Phạm Nhật Vượng - bà Phạm Thu Hương, Phó chủ tịch HĐQT Vingroup là cử nhân luật quốc tế. Trong nhiều năm, bà Hương nằm trong danh sách top 10 người giàu nhất Việt Nam. Bà cũng doanh nhân nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt, tính đến thời điểm hiện tại, với tài sản hơn 3.000 tỷ đồng. Bà Hương chính là vợ của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng.

Phạm Thúy Hằng

Em vợ ông Phạm Nhật Vượng - doanh nhân nữ nằm trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt có trình độ cử nhân. Bà Hằng nắm giữ hơn 32,7 triệu cổ phiếu VIC, quy đổi ra tiền đồng tương đương hơn 2.000 tỷ. Hiện tại, cùng với chị gái là Phạm Thu Hương, bà Phạm Thúy Hằng là Phó chủ tịch HĐQT Vingroup.

Trần Đình Long

{keywords}

Ông chủ Hòa Phát Group là cử nhân Quản trị kinh doanh của đại học Kinh tế Quốc dân.

Là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt năm 2013, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát - ông Trần Đình Long - có trình độ cử nhân. Ông là cử nhân kinh tế, đại học Kinh tế quốc dân, tốt nghiệp năm 1996. Đến nay, tổng tài sản của ông Long quy theo giá trị cổ phiếu là hơn 5.900 tỷ đồng.

Nguyễn Mai Bảo Trâm

Là nữ doanh nhân giàu thứ 5 trên thị trường chứng khoán, với tài sản lên tới hơn 2.054 tỷ đồng, nhưng bà Nguyễn Mai Bảo Trâm – Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) không được nhiều người biết tới. Bà Trâm có trình độ thạc sĩ.

Đặng Thành Tâm

{keywords}

Chủ tịch HĐQT KBC là một trong những đại gia Việt nằm trong top 10 có nhiều bằng cấp nhất.

Chủ tịch HĐQT tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) đứng vị trí thứ 9 trong top 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam năm 2013. So với các doanh nhân khác, ông Đặng Thành Tâm nổi trội hơn cả về trình độ học vấn. Ông là cử nhân Quản trị kinh doanh, cử nhân Luật, kỹ sư Hàng hải và có bằng Diploma quản lý kinh doanh của đại học quản lý Henley (Anh). Tài sản ông Tâm nắm giữ tính đến hết năm 2013 là hơn 1.400 tỷ đồng.

Hà Văn Thắm

{keywords}

Chủ tịch HĐQT tập đoàn Đại Dương Hà Văn Thắm là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Quản trị kinh doanh.

Ông chủ tập đoàn Đại Dương cũng là một trong những doanh nhân có nhiều bằng cấp nhất trong top 10 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ông Hà Văn Thắm có bằng thạc sĩ và tiến sĩ Quản trị kinh doanh của 2 trường nước ngoài là Colombia Common Wealth (Hoa Kỳ) và đại học Công nghệ Paramount (Hoa Kỳ). Ông Thắm cũng là cử nhân Quản trị kinh doanh, đại học Thương mại.

Nguyễn Hoàng Yến

Bà Nguyễn Hoàng Yến - Thành viên HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Masan là cử nhân Nga văn. Đây là doanh nhân nữ trong top 10 có bằng cấp đặc biệt nhất. Bà Yến lọt top 10 người giàu sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013, đứng ở vị trí thứ 7, với tổng tài sản giai đoạn đó là hơn 1.900 tỷ đồng.

(Theo Zing)