Apple được nhiều hơn mất trong vụ tranh chấp với chính phủ. Thế nhưng khi FBI giữ kín thông tin về phương pháp họ đã sử dụng để trích xuất dữ liệu ra khỏi chiếc iPhone trong vụ khủng bố San Bernardino, Apple buộc phải vá lỗ hổng an ninh mà chính họ cũng chẳng hề biết. Các quan chức liên bang từ chối đưa ra danh tính cá nhân hoặc tổ chức đã giúp phá khóa thiết bị, và từ chối nêu cụ thể quy trình mở khóa chiếc iPhone. Apple lại không thể lấy lại thiết bị để xem xét lại vấn đề. Vì thế đây thực sự là một “ca khó” của hãng. 

Vấn đề này càng khó khăn hơn khi bộ phận an ninh của Apple đang trong quá trình “thay máu”. Theo cựu nhân viên và các nhân viên hiện giờ của Apple, cơ cấu của bộ phận bảo mật đã trong giai đoạn chuyển đổi từ cuối năm ngoái. Người chịu trách nhiệm xử lý vụ lùm xùm với Bộ Tư pháp, ông Dallas DeAtley, một trong những nhà quản lý nhiều kinh nghiệm xử lý các yêu cầu củ chính phủ liên quan đến dữ liệu iPhone, đã thay thế vị trí này năm ngoái.

Theo nguồn tin giấu tên trong nội bộ công ty, một vị quản lý chịu trách nhiệm xử lý hầu hết các yêu cầu trích xuất dữ liệu của chính phủ đã bị yêu cầu rời khỏi nhóm và làm việc tại một bộ phần khác trong công ty. Những nhân viên khác, trong đó có những nhân viên chịu trách nhiệm hack các sản phẩm của chính Apple, cũng đã rời khỏi công ty cách đây vài tháng và một số người mới đã được thay vào.

Theo một số bài báo trước đó, Apple đã tuyển thêm 2 nhân sự cho bộ phân an ninh của mảng Kỹ thuật bảo mật hệ điều hành lõi (Core OS Security Engineering) và một nhân sự cho nhóm an ninh chung của sản phẩm. Nhóm an ninh chung này được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ chịu trách nhiệm về phần mã hóa, ẩn danh và các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư. Ngoài ra, nhóm an ninh sản phẩm còn có một đội ngũ phản ứng nhanh với các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài. Trong khi đó, nhóm có tên gọi “RedTeam” này sẽ làm việc linh hoạt để phát hiện ra điểm yếu của các thiết bị.

Theo một cựu nhân viên, mảng an ninh sản phẩm đã được chia tách một vài lần trong năm ngoài. Nhóm an ninh cá nhân có quản lý mới trong khi các đơn vị khác, bao gồm cả nhóm RedTeam được chuyển xuống dưới bộ phận Core OS Security Engineering và quay về với cựu quản lý DeAtley.

Chưa rõ giai đoạn cơ cấu lại tổ chức này ảnh hưởng đến khả năng phát hiện ra các lỗi, lỗ hổng và khả năng đảm bảo an toàn cho sản phẩm như thế nào. Đương nhiên, chúng ta vẫn kỳ vọng rằng kiếm được lợi nhuận cao thì công nghệ đầu tư cũng phải cao. Theo tờ The Times, các kỹ sư an ninh được coi là “mặt hàng nóng” vì vậy Apple phải chấp nhận thực tế là có người đi người ở.

Giống như nhiều công ty công nghệ khác, Apple luôn tìm cách “thay máu”. Công ty này từng câu kéo nhân viên của các đối thủ khác cũng như tiến hành sáp nhập để luôn săn về thêm nhân tài. Ví dụ như, trong tháng 11 năm ngoái, Apple đã thuê 2 chuyên gia an ninh firmware và đây cũng chính là người quản lý startup LegbaCore. Hai chuyên gia này đã giúp tìm ra bằng chứng về khái niệm lỗ hổng Thunderbolt, được gọi với tên Thunderstrike 2.

Ngoài ra, Apple cũng bắt tay với một số hacker nhưng đây là một trường hợp đặc biệt bởi hacker ở đây chính là chính phủ Mỹ, vì thế Apple lại càng thêm phần khó khăn. Thứ 2 vừa rồi, chính phủ đã rút yêu cầu Apple phải mở khóa chiếc iPhone 5c của tên khủng bố Syed Rizwan Farook và tuyên bố rằng mình đã tự mở khóa được sản phẩm không cần tới Apple. Chưa rõ liệu các quan chức FBI có tiết lộ về lỗ hổng này cho Apple hay không nhưng đáp án nghiên về “không” có vẻ nhiều hơn.