Tuần trước, các cuộc biểu tình đã nổ ra sau khi hơn 250 phụ nữ làm việc tại nhà máy phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.

Vụ việc đã gây chú ý về điều kiện sống của các công nhân - hầu hết là phụ nữ - sống trong các ký túc xá gần nhà máy.

Một số người biểu tình đã bị cảnh sát vây bắt, nhưng sau đó được thả. Đại diện của Foxconn và Apple hiện chưa đưa ra bình luận.

{keywords}
Foxconn sẽ đóng cửa thêm ba ngày, sản xuất iPhone tiếp tục đình trệ

Một quan chức cấp cao của bang Tamil Nadu nói với Reuters rằng nhà máy có khoảng 17.000 người dự kiến ​​sẽ khởi động lại sản xuất với 1.000 công nhân vào thứ Năm tới. Sự việc lần này gây đình trệ quá trình sản xuất iPhone 12 và có thể là cả iPhone 13.

Foxconn tại Ấn Độ có ý nghĩa chiến lược trong dài hạn khi Apple cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Sự gián đoạn này xảy ra khi Apple còn đang “chật vật” giải quyết các nút thắt chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch. Vào tháng 10, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã cảnh báo rằng tác động của những vấn đề chuỗi cung ứng này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong kỳ nghỉ lễ.

Tình trạng bất ổn tại Foxconn là sự cố thứ hai liên quan đến nhà máy cung cấp của Apple ở Ấn Độ trong một năm qua. Vào tháng 12/2020, hàng nghìn công nhân hợp đồng tại một nhà máy thuộc sở hữu của Wistron Corp đã biểu tình bằng cách phá hủy các thiết bị và xe cộ vì cáo buộc không trả lương, gây thiệt hại ước tính khoảng 60 triệu USD.

Apple có trụ sở chính tại Cupertino, California đã “đặt cược” lớn vào Ấn Độ kể từ khi bắt đầu lắp ráp iPhone tại nước này vào năm 2017. Foxconn, Wistron, Pegatron Corp, đã cùng nhau cam kết khoảng 900 triệu USD trong 5 năm để sản xuất iPhone tại Ấn Độ.

Hương Dung (Theo SCMP)

Sản xuất iPhone bị đình trệ do công nhân biểu tình

Sản xuất iPhone bị đình trệ do công nhân biểu tình

Việc sản xuất iPhone đã bị đình trệ do các cuộc biểu tình của công nhân liên quan đến ngộ độc thực phẩm tại một nhà máy của Foxconn.