Tại thành phố Calcutta ở phía đông Ấn Độ, một tổ chức phi chính phủ đã bắt đầu chương trình giúp các công nhân tình dục nhận biết tiền giả mà những khách làng chơi trả cho họ.

Các tin liên quan

Triều Tiên "cấm cửa" người Hàn vào khu công nghiệp chung

Thót tim với người đàn ông tự tử trên dây điện cao thế

TQ: Phẫn nộ cảnh đốt bạn gái giữa phố

 

{keywords}
Đôi khi không thể phân biệt tiền giả bằng mắt thường mà phải nhờ tới máy móc. (Ảnh: BBC)

Đây là một trong những ngày bận rộn của Satabadi Jana tại một trong những khu đèn đỏ lớn nhất châu Á, Sonagachi, nơi hơn 10.000 gái mại dâm sống và làm việc.

Một nhóm công nhân tình dục được tập hợp tại một căn phòng nhỏ, nơi được sử dụng làm văn phòng của Jana. Họ chăm chú lắng nghe những gì cô nói.

Bình thường họ tới đây để nghe lời khuyên về cách phòng tránh lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, hôm nay, chủ đề của buổi nói chuyện là làm thế nào để nhận biết một tờ tiền giả.

Nhiều năm qua, phụ nữ ở đây đã nhận được một số lượng lớn tờ 500 rupee (9 USD) và 1.000 rupee giả.

Các nhà chức trách tin rằng những tờ tiền giả được đưa sang từ biên giới Bangladesh.

Seema Folke bắt đầu làm việc tại khu đèn đỏ Calcutta từ khi còn là một thiếu nữ.

"Nhìn này," cô phe phẩy một tờ 500 rupee trước mặt, "đây là tiền giả và nó vô giá trị như người đàn ông đã đưa nó cho tôi," Seema nói.

Những phụ nữ khác trong căn phòng đều gật gù đồng ý.

Một số công nhân tình dục ở đây chỉ kiếm được 100 rupee (1,85 USD) một ngày.

Các khu vực như Sonagachi là nơi hoàn hảo để tiêu thụ tiền giả khi gái mại dâm không dám trình báo với cảnh sát.

"Tất cả họ đều sợ tới gặp cảnh sát. Họ sợ rằng sẽ bị bắt nếu tới đó và phàn nàn," Satabadi  nói. "Và ai sẽ chịu lắng nghe một gái mại dâm nói chứ," cô nói thêm.

Shefali Roy, một trong những người từng nhiều lần bị trả tiền giả cho biết: "Nếu tôi tới gặp các nhà chức trách, tôi sẽ mất việc. Nếu khách hàng của tôi biết rằng tôi báo cảnh sát, họ sẽ không đến đây nữa. Sau đó, tôi sẽ sống như thế nào? Tốt hơn hết là giữ im lặng."

Satabadi đã giơ những tờ 500 rupee lên cao để mọi người có thể nhìn được và dạy họ cách phân biệt với tiền giả bằng mắt thường.

Satabadi cho biết kể từ khi Ủy ban Durbar Mahila Samanwaya mà cô làm việc mở chương trình này, số lượng tiền giả lưu thông trong khu vực đã giảm khoảng 20%.

Mại dâm là bất hợp pháp tại Ấn Độ nhưng hiện tại quốc gia này có hơn 3 triệu công nhân tình dục.

Các nhà vận động cho biết con số thực con cao hơn nhiều bởi nhiều người làm việc bất hợp pháp trong ngành công nghiệp tình dục là trẻ em bị bắt cóc từ một số khu vực nghèo nàn của đất nước.

Sầm Hoa (Theo BBC)