Không giống như các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ hay các bên hàng xóm như Trung Quốc, Hàn Quốc, nơi phát triển đủ các thể loại game online offline với nội dung đa dạng phong phú, game Nhật Bản chủ yếu gói gọn trong văn hóa và những đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Nhưng mới xu thế bùng phát của game mobile và xu thế toàn cầu hóa đang xóa nhòa khoảng cách giữa các nền văn hóa như hiện nay, game Nhật cần có sự thay đổi. Hai năm trở lại đây, Nhật Bản đã có những bước tiến dài trong việc mở rộng thị trường game hướng ra nước ngoài.

Ví dụ tiêu biểu như Puzzle&Dragon, Phù Thủy và Mèo Đen, Brave Frontier, Chain Chronicle, MonsterStrike, White Cat Project, 6 tựa game rất thành công trên thị trường nội địa Nhật Bản, chỉ cần so sánh thời gian tồn tại của chúng với thời gian tồn tại ở các thị trường hải ngoại để thấy rõ bước tiến ấy.

Tháng 2 năm 2012, tính từ thời điểm Puzzle&Dragon ra mắt đến khi vươn ra thị trường nước ngoài mất 294 ngày. Thời gian tương tự với Phù Thủy và Mèo Đen là 169 ngày, rút gọn được 4 tháng. Tháng 7 năm 2013, Brave Frontier tiếp tục rút ngắn khoảng thời gian này xuống còn 118 ngày (tính theo phiên bản Kakao thì chỉ còn 84 ngày). Và trong năm nay, White Cat Project chỉ mất chưa đến 100 ngày để đạt được thành công ở thị trường ngoài nước.

Có người sẽ thắc mắc vì sao MonsterStrike và Chain Chronicle lại tốn thời gian lâu hơn để được “xuất ngoại”, trên thục tế, việc này có liên quan đến vấn đề pháp lí về việc phát hành game nước ngoài trong khu vực. Bốn sản phẩm nhắn đến ở trên đều do công ti phát hành trong nước trực tiếp đưa ra nước ngoài, riêng MonsterStrike và Chain Chronicle phiên bản nước ngoài là được chuển nhượng cho công ty khác phụ trách phát hành.

Trong khi Nhật Bản luôn đứng đầu trong danh sách những quốc gia có tỉ lệ người trả tiền chơi game cao nhất thế giới, nhu cầu của đa số game thủ tại các quốc gia khác trong khu vực lại hoàn toàn ngược lại vì nhiều lí do. Tuy nhiên, thị trương Nhật Bản lại không có tiềm năng dồi dào như Bắc Mỹ hay Trung Quốc, không gian phát triển eo hẹp dẫn đến nhu cầu vươn ra nước ngoài là tất yếu. Hiện nay, ngày càng nhiều công ti game online Nhật Bản có xu hướng thâm nhập các thị trường ngoài nước, thời gian để các tựa game của xứ hoa anh đào được phát hành ở xứ người ngày càng ngắn hơn. Các công ti như Gungho cũng chủ trương thành lập công ty con tại các quốc gia tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ và tạo điều kiện tối ưu cho việc nội địa hóa, phân phối và phát hành các tựa game Nhật Bản trong tương lai ở thị trường nước ngoài.

Monkey