HTML clipboard

Thông tin về việc một người nội trợ tại TP.HCM mua phải loại gạo lạ khiến người dân xôn xao mấy hôm nay. Một đầu bếp người Ấn Độ đã khẳng định đó là loại gạo phổ biến ở quê hương ông.

TIN BÀI KHÁC

Vợ nhà báo Hoàng Hùng đốt chồng ra sao?
Ngọc Quyên tiết lộ về chàng “trai lạ”

Nữ sinh 17 tuổi nặng 226kg

Một người nội trợ ở TP.HCM đã nghi ngờ mình mua nhầm gạo giả từ một người bán gạo dạo. Loại gạo này có hình dạng thon dài, màu vàng ngà đều tăm tắp, không hạt nào gãy đôi hay sứt mẻ. Khi nấu thành cơm, hạt cũng chỉ to ra một chút so với gạo trước khi nấu, các hạt rời ra chứ không dính lại với nhau như cơm bình thường. Hạt cơm cũng không hề đứt gãy dù đã được người nấu dùng đũa xới tơi lên, khi chị dùng tay vo lại, cơm đàn hồi như cao su. Đặc biệt, khi nấu chín cơm này không có mùi thơm. Ngoài ra, về màu sắc cũng có nhiều điểm bất thường, gạo “lạ” trong suốt không và cũng không có phôi nhũ.
HTML clipboard Sản phẩm là hạt cơm trong và đàn hồi như cao su khiến người nội trợ lo lắng. Ảnh: Tuổi trẻ
Ông Huỳnh Lê Thái Hoà, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM nhận định thông tin gạo giả đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và khẳng định đang phối hợp với các cơ quan hữu quan để xác định, tránh ảnh hưởng tâm lí cho người tiêu dùng.

Thời gian gần đây, người dân tại TP HCM đang xôn xao vì một loại gạo mới xuất hiện trên thị trường gắn mác “gạo Thái Lan” nhưng chỉ bán với giá khoảng 11.000 đồng/ kg, rẻ hơn gạo Thái Lan bình thường khoảng 5.000 đồng.

VietNamNet cũng từng cảnh báo về sự xuất hiện của một loại gạo nhựa, ăn vào rất độc có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán trong thời gian qua. Trước tình hình này, nhiều người dân tỏ ra rất hoang mang, lo sợ.

Bác Nguyễn Thi Lan (Ba Vì, quận Tân Bình) lo lắng: “"Vừa qua thấy báo chí cảnh báo về một loại gạo Trung Quốc làm từ nhựa, ăn vào gây độc hại cho cơ thể, nên khi gặp loại gạo lạ mà cơm không bị ôi, thiu thế này, tôi thấy lo sợ lắm. Nhà tôi đã dừng không ăn loại gạo này rồi".

Về loại gạo "lạ" nói trên, theo nguồn tin trên báo Tuổi Trẻ, ông Srama, một đầu bếp người Ấn Độ đang làm việc tại TP.HCM cho biết đây là gạo rất phổ biến tại quê hương ông, còn được gọi là gạo Ấn Độ hoặc gạo basmati. Gạo này có hàm lượng đường thấp nên rất được người dân ưa dùng. Cách nấu gạo này không giống như gạo VN. Khi nấu phải đổ nước gấp đôi lượng gạo, nấu trong thời gian 45 phút trở lên, sau đó trút nước thừa ra và tiếp tục nấu thêm 10-15 phút trên bếp lửa nhỏ. Tại thị trường Ấn Độ, giá gạo này khoảng 24.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng khẳng định tại thị trường Việt Nam không có giống lúa nào cho gạo nấu đàn hồi như cao su. Để khẳng định đó là gạo thật hay giả và có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không thì cần phải phân tích mẫu gạo.

Trước khi có kết luận chính thức, người tiêu dùng vẫn nên thận trọng, lựa chọn kỹ trước khi mua và sử dụng.

Anh Ngọc (tổng hợp)