Anh Chử Đức Vân, 50 tuổi, ở số nhà 67 ngõ 82, Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội có một thân hình cứng như sắt, thép, từng để một miếng đá 100kg đè lên người rồi người khác dùng búa tạ đập vỡ mà vẫn bình an vô sự.
TIN BÀI KHÁC
Sắt cong, đá vỡ, da lành lặn
Nếu không tận mắt chứng kiến người đàn ông hiền lành, giản dị đứng tấn để cho các võ sư dùng thanh nhíp ô tô to dày 5 mm, rộng 7 cm liên tiếp vụt vào thân mình... tôi chỉ nghĩ anh là một người nhỏ bé, yếu đuối.
Mỗi tiếng ha... lấy đà vung gậy hết sức đập xuống tấm thân cởi trần đang đứng, tôi nín thở, rùng mình. Người thứ nhất, toát mồ hôi, thở hổn hển, buông "gậy", võ sư thứ hai trẻ khoẻ, cơ bắp cuồn cuộn tiếp tục xuất chiêu. Gậy xuống vun vút đập vào thân mình bật ra, chẳng khác gì que đánh bịch bông. Ba người liên tiếp đập mệt lử, thanh sắt dày bị uốn cong, anh Vân tươi cười đi một vài đường quyền thuật rồi ra bắt tay mọi người, chỗ bị đánh chỉ hơi ửng đỏ.
Đây chỉ là một chiêu trong rất nhiều chiêu của thiết bố sam - luyện cho người cứng hơn sắt thép - được võ sư Vân thể hiện. Võ sư Nguyễn Văn Thắng, trưởng môn phái Thăng Long võ đạo cho biết, võ sư Vân làm một trong những người có nội công mạnh của môn phái. Trong các kỳ đại hội võ thuật, anh đã từng biểu diễn và giành trên dưới 10 huy chương các loại với các màn ngoạn mục như nằm lơ lửng trên không, chân và đầu gác lên bàn đinh, kê gạch và đá lên bụng để võ sư khác dùng búa tạ đập vỡ mà vẫn không sao.
Kỷ lục nhất của anh là chịu được viên đá 100 kg đè lên rồi đánh vỡ. Rồi gạch, 10 viên gạch để lên đầu, dùng búa tạ đánh vỡ gạch; giáo đâm vào người, dùng răng nâng bàn đỉnh 80 kg... Có được tấm thân thiết bố sam như của anh, phải mất trên 20 năm khổ luyện. Trong làng võ, những người đạt trình độ thâm hậu như vậy, cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Võ sư Vân kể, ngày nhỏ anh rất ốm yếu và nhỏ bé đi học luôn phải đứng đầu và thường xuyên chịu cảnh bạn bè bắt nạt. Mê truyện kiếm hiệp từ nhỏ, rồi xem phim ảnh nên suốt thời niên thiếu, anh ước ao được hoá thân thành những nhân vật trượng nghĩa, những người lính bé nhỏ tay không hạ gục kẻ thù. Tuy nhiên, điều kiện lúc đó không cho phép nên anh vẫn phải chịu sự ốm yếu và sự trêu chọc của bạn bè đến năm 16 tuổi. Khi đó, anh chỉ nặng 35 - 36 kg.
Khi nghe tiếng võ sư Nguyễn Văn Nhân là người thụ giáo môn Thiếu lâm gia truyền, chuyên huấn luyện cho các đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ về hưu dạy võ, anh đã tới xin học. Lúc đó người nhập học được thầy tuyển chọn rất kỹ, anh tuy nhỏ bé, ốm yếu nhưng hiền lành, nên được thầy nhận.
"Thú thực, lúc đầu học võ, tôi thất vọng và mất hết chí khí. Ba tháng đầu chỉ học đứng tấn, đạt được rồi mới học động tác. Mỗi buổi thầy dạy cho ba động tác múa mềm đơn giản rồi về nhà tự tập, bao giờ các động tác thuần thục mới được học tiếp động tác khác. Tập võ đòi hỏi niềm đam mê, năng khiếu, tính kiên trì. Võ không thể tính bằng tháng, năm mà phải từ vài năm đến vài chục năm, thậm chí cả cuộc đời mới đạt được", võ sư Vân tâm sự.
Anh đã miệt mài luyện tập, bất kể thời gian, địa điểm. Anh đã học được bài quyền 64 động tác, học vận khí, lấy khí. Khi có tuổi, bớt tinh nhanh, anh bước vào luyện nội công, luyện trang công, đứng tấn trên cọc, rồi khổ luyện thiết xa trưởng.
Kể về việc luyện tập môn thiết xa chưởng, võ sư Vân cho biết, ban đầu người tập phải sắm đủ 12 cây đũa, tháng đầu tiên phải làm sao... tay không đóng ngập chiếc đũa đó xuống nền đất cứng mà tay không thủng. Sau đó cứ tăng dần, để sau một năm, một nhát chém có thể đóng liền lúc 12 chiếc đũa.
Thiết bố sam
Về môn thiết bố sam, để được luyện, môn sinh phải ở trình độ khổ luyện sau 7-10 năm. Luyện thiết bố sam đòi hỏi độ chính xác và sự khổ luyện kiên trì từng bộ phận trên cơ thể, từ tay, chân, vai, bụng... sau đó tiến tới luyện toàn thân. Đầu tiên là tập bao, lót cao su chặt từ nhẹ đến nặng, tập cho cơ thể thích nghi với va đập, rồi dùng tay, tự đánh mình, khi cơ thể chịu đựng được rồi thì dùng các dụng cụ khác, đập, đánh lên khắp cơ thể, ở mức từ vài kg đến vài tạ.
Vấn đề quan trọng nhất khi tập luyện thế này là bên trong phải đề được khí, bên ngoài kích được cơ thể lên tối đa, giống như lốp ô tô, trong là khí (nội khí) ngoài là kình lực. Bên trong vận công nội khí cơ bản như dịch cân thể tủy kinh, thái dương công, các bài tập tăng cường khí nội đan, thuyết liên đình... tạo được các áp lực về nội khí rất mạnh mới phát được lực ra. Bên ngoài vận công, khai mở gân cơ xương, cơ xương căng chắc, đấm đá, chặt chém... vào cũng không có biểu hiện gì.
Đây là môn rất khó phải luyện tập kiên trì 5-10 năm, thậm chí vài chục năm mới có thể chịu được lực tải như vậy. Theo võ sư Vân, võ thuật là dựa trên tính chất lý học điểm mạnh, điểm yếu của cơ thể để tự điều chỉnh. Học võ là để nâng cao sức khoẻ, tu dưỡng nhân cách chứ không phải để thể hiện, đánh nhau...
Tuy nhiên, đối với những người có võ công như anh thì côn đồ dù tay cầm dao kiếm, chỉ nhìn cách anh di chuyển là biết mà rút lui. Với anh học võ là có sức khoẻ, mọi công việc mình đều thực hiện dễ dàng. Chẳng hạn, với vóc dáng nhỏ bé như của anh, công việc đòi hỏi anh thường xuyên phải vác những bộ đèn chiếu nặng cả tạ chạy bộ lên hội trường 6-7 tầng hoặc các buổi biểu diễn trên đồi núi mà không mệt nhọc gì.
(Theo Bee.net.vn)
TIN BÀI KHÁC
Chiêm ngưỡng siêu xe biển 5 số siêu đẹp
Hoàng Thùy Linh 'chạy trốn' trước Thu Minh
Ngán ngẩm thời loạn... hoa hậu
Những sao Việt thích ăn chay, ngồi thiền
Bé 5 tuổi bị cha dượng đánh đập dã man
Quái thú ở Mỹ gây xôn xao cộng đồng mạng
Hoàng Thùy Linh 'chạy trốn' trước Thu Minh
Ngán ngẩm thời loạn... hoa hậu
Những sao Việt thích ăn chay, ngồi thiền
Bé 5 tuổi bị cha dượng đánh đập dã man
Quái thú ở Mỹ gây xôn xao cộng đồng mạng
Sắt cong, đá vỡ, da lành lặn
Nếu không tận mắt chứng kiến người đàn ông hiền lành, giản dị đứng tấn để cho các võ sư dùng thanh nhíp ô tô to dày 5 mm, rộng 7 cm liên tiếp vụt vào thân mình... tôi chỉ nghĩ anh là một người nhỏ bé, yếu đuối.
Mỗi tiếng ha... lấy đà vung gậy hết sức đập xuống tấm thân cởi trần đang đứng, tôi nín thở, rùng mình. Người thứ nhất, toát mồ hôi, thở hổn hển, buông "gậy", võ sư thứ hai trẻ khoẻ, cơ bắp cuồn cuộn tiếp tục xuất chiêu. Gậy xuống vun vút đập vào thân mình bật ra, chẳng khác gì que đánh bịch bông. Ba người liên tiếp đập mệt lử, thanh sắt dày bị uốn cong, anh Vân tươi cười đi một vài đường quyền thuật rồi ra bắt tay mọi người, chỗ bị đánh chỉ hơi ửng đỏ.
Anh Chử Đức Vân đã luyện thành công môn "thiết bố sam" khiến cho cơ thể có thể chịu đựng rất nhiều ngoại lực không tưởng |
Đây chỉ là một chiêu trong rất nhiều chiêu của thiết bố sam - luyện cho người cứng hơn sắt thép - được võ sư Vân thể hiện. Võ sư Nguyễn Văn Thắng, trưởng môn phái Thăng Long võ đạo cho biết, võ sư Vân làm một trong những người có nội công mạnh của môn phái. Trong các kỳ đại hội võ thuật, anh đã từng biểu diễn và giành trên dưới 10 huy chương các loại với các màn ngoạn mục như nằm lơ lửng trên không, chân và đầu gác lên bàn đinh, kê gạch và đá lên bụng để võ sư khác dùng búa tạ đập vỡ mà vẫn không sao.
Kỷ lục nhất của anh là chịu được viên đá 100 kg đè lên rồi đánh vỡ. Rồi gạch, 10 viên gạch để lên đầu, dùng búa tạ đánh vỡ gạch; giáo đâm vào người, dùng răng nâng bàn đỉnh 80 kg... Có được tấm thân thiết bố sam như của anh, phải mất trên 20 năm khổ luyện. Trong làng võ, những người đạt trình độ thâm hậu như vậy, cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Võ sư Vân kể, ngày nhỏ anh rất ốm yếu và nhỏ bé đi học luôn phải đứng đầu và thường xuyên chịu cảnh bạn bè bắt nạt. Mê truyện kiếm hiệp từ nhỏ, rồi xem phim ảnh nên suốt thời niên thiếu, anh ước ao được hoá thân thành những nhân vật trượng nghĩa, những người lính bé nhỏ tay không hạ gục kẻ thù. Tuy nhiên, điều kiện lúc đó không cho phép nên anh vẫn phải chịu sự ốm yếu và sự trêu chọc của bạn bè đến năm 16 tuổi. Khi đó, anh chỉ nặng 35 - 36 kg.
Khi nghe tiếng võ sư Nguyễn Văn Nhân là người thụ giáo môn Thiếu lâm gia truyền, chuyên huấn luyện cho các đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ về hưu dạy võ, anh đã tới xin học. Lúc đó người nhập học được thầy tuyển chọn rất kỹ, anh tuy nhỏ bé, ốm yếu nhưng hiền lành, nên được thầy nhận.
"Thú thực, lúc đầu học võ, tôi thất vọng và mất hết chí khí. Ba tháng đầu chỉ học đứng tấn, đạt được rồi mới học động tác. Mỗi buổi thầy dạy cho ba động tác múa mềm đơn giản rồi về nhà tự tập, bao giờ các động tác thuần thục mới được học tiếp động tác khác. Tập võ đòi hỏi niềm đam mê, năng khiếu, tính kiên trì. Võ không thể tính bằng tháng, năm mà phải từ vài năm đến vài chục năm, thậm chí cả cuộc đời mới đạt được", võ sư Vân tâm sự.
Anh đã miệt mài luyện tập, bất kể thời gian, địa điểm. Anh đã học được bài quyền 64 động tác, học vận khí, lấy khí. Khi có tuổi, bớt tinh nhanh, anh bước vào luyện nội công, luyện trang công, đứng tấn trên cọc, rồi khổ luyện thiết xa trưởng.
Kể về việc luyện tập môn thiết xa chưởng, võ sư Vân cho biết, ban đầu người tập phải sắm đủ 12 cây đũa, tháng đầu tiên phải làm sao... tay không đóng ngập chiếc đũa đó xuống nền đất cứng mà tay không thủng. Sau đó cứ tăng dần, để sau một năm, một nhát chém có thể đóng liền lúc 12 chiếc đũa.
Thiết bố sam
Về môn thiết bố sam, để được luyện, môn sinh phải ở trình độ khổ luyện sau 7-10 năm. Luyện thiết bố sam đòi hỏi độ chính xác và sự khổ luyện kiên trì từng bộ phận trên cơ thể, từ tay, chân, vai, bụng... sau đó tiến tới luyện toàn thân. Đầu tiên là tập bao, lót cao su chặt từ nhẹ đến nặng, tập cho cơ thể thích nghi với va đập, rồi dùng tay, tự đánh mình, khi cơ thể chịu đựng được rồi thì dùng các dụng cụ khác, đập, đánh lên khắp cơ thể, ở mức từ vài kg đến vài tạ.
Anh Chử Đức Vân |
Vấn đề quan trọng nhất khi tập luyện thế này là bên trong phải đề được khí, bên ngoài kích được cơ thể lên tối đa, giống như lốp ô tô, trong là khí (nội khí) ngoài là kình lực. Bên trong vận công nội khí cơ bản như dịch cân thể tủy kinh, thái dương công, các bài tập tăng cường khí nội đan, thuyết liên đình... tạo được các áp lực về nội khí rất mạnh mới phát được lực ra. Bên ngoài vận công, khai mở gân cơ xương, cơ xương căng chắc, đấm đá, chặt chém... vào cũng không có biểu hiện gì.
Đây là môn rất khó phải luyện tập kiên trì 5-10 năm, thậm chí vài chục năm mới có thể chịu được lực tải như vậy. Theo võ sư Vân, võ thuật là dựa trên tính chất lý học điểm mạnh, điểm yếu của cơ thể để tự điều chỉnh. Học võ là để nâng cao sức khoẻ, tu dưỡng nhân cách chứ không phải để thể hiện, đánh nhau...
Tuy nhiên, đối với những người có võ công như anh thì côn đồ dù tay cầm dao kiếm, chỉ nhìn cách anh di chuyển là biết mà rút lui. Với anh học võ là có sức khoẻ, mọi công việc mình đều thực hiện dễ dàng. Chẳng hạn, với vóc dáng nhỏ bé như của anh, công việc đòi hỏi anh thường xuyên phải vác những bộ đèn chiếu nặng cả tạ chạy bộ lên hội trường 6-7 tầng hoặc các buổi biểu diễn trên đồi núi mà không mệt nhọc gì.
(Theo Bee.net.vn)