Ông Damien Courvalin cho rằng nhu cầu dầu của thế giới sẽ đạt mức cao mới trong năm 2022 và 2023. Theo chuyên gia này, nhu cầu dầu đã ở mức cao kỷ lục trước khi biến thể Omicron xuất hiện và sẽ còn cao hơn khi mà nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tiếp tục hồi phục.
Giá dầu Brent cũng như giá dầu thô Mỹ đều đã tăng trên mức 80 USD/thùng trong những tháng gần đây khi mà nhu cầu sau đại dịch vượt quá nguồn cung. Ngoài ra, giá khí đốt tự nhiên tăng cao cũng đã gây ra khủng hoảng trên khắp thế giới, đáng chú ý nhất là ở châu Âu.
Tuy nhiên với việc biến thể Omicron xuất hiện đã hạ nhiệt giá dầu xuống trung bình mức 70 USD/thùng những tuần gầy đây.
Tuy nhiên sau làn sóng COVID-19 mới này, dự báo du lịch quốc tế sẽ tăng mạnh vào năm 2022. Do đó, ông Damien Courvalin cho rằng giá dầu sẽ xoay quanh mức 85 USD/thùng trong năm sau. Nếu dối diện với các rủi ro, giá dầu có thể cao thêm 5 - 10 USD.
Chuyên gia tại Goldman Sachs nhận định không loại trừ khả năng giá dầu lên mức 100 USD (Ảnh: Reuters)
Thậm chí, chuyên gia tại Goldman Sachs cũng không loại trừ khả năng giá dầu có thể chạm mốc 100 USD/thùng. Có 2 lý do cho khả năng này. Đầu tiên là việc chi phí tăng cao khi các công ty dầu mỏ tăng sản lượng.
“Lạm phát ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế. Và cuối cùng là lạm phát trong lĩnh vực dầu mỏ”, ông Damien Courvalin cho biết.
Lý do khác là nguồn cung có thể không đáp ứng được nhu cầu khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) cho biết có thể họp sớm hơn dự kiến vào ngày 4/1 nếu những thay đổi về triển vọng nhu cầu cần được xem xét lại.
Theo Reuters, OPEC+ đang có kế hoạch bổ sung thêm 400.000 thùng/ngày nguồn cung vào tháng 1.
(Theo VTV)
Thông tin dầu thô lên 150 USD/thùng, nỗi lo giá xăng Việt Nam
JPMorgan cho biết giá dầu thế giới có thể tăng tới 150 USD/thùng khi nhóm các nước sản xuất dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) sẽ kiểm soát nguồn cung trước những lo ngại về biến thể Omicron.