1. Gia đình duy nhất nào 3 đời cùng đỗ trạng nguyên?

  • Gia đình ông Hồ Tông Thốc
    0%
  • Gia đình ông Nguyễn Quốc Trinh
    0%
  • Gia đình ông Nguyễn Quan Quang
    0%
  • Gia đình ông Nguyễn Nghiêu Tư
    0%
Chính xác

Hồ Tông Thốc quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay. Vừa tròn 17 tuổi, ông dự thi Đình và đậu trạng nguyên với bài văn được lưu truyền khắp nước. Sau đó, ông làm quan dưới thời vua Trần Nghệ Tông.

Nối tiếp ông, con trai Hồ Tông Đốn và cháu là Hồ Tông Thành đều đỗ trạng nguyên. Đây là trường hợp duy nhất 3 đời đỗ trạng nguyên trong khoa cử Việt Nam. Dân ca xứ Nghệ còn có câu ca để tự hào về thành tích này: “Một nhà ba trạng nguyên ngồi/Một gương từ mẫu mấy đời soi chung”.

2. Dòng họ nào có nhiều người đỗ đại khoa nhất nước ta?

  • 0%
  • Trần
    0%
  • 0%
  • Nguyễn
    0%
Chính xác

Trong lịch sử khoa bảng từ năm 1075-1919, có đến 1.063 người họ Nguyễn đỗ đại khoa. Con số này gấp 4 lần số lượng người họ Lê đỗ đạt - ở vị trí số 2. Ngoài ra, dòng họ Nguyễn cũng có số lượng người đỗ trạng nguyên nhiều nhất.

Nguyễn Hiền (1235-1255) là người họ Nguyễn đỗ trạng nguyên dưới thời nhà Trần khi mới chỉ 13 tuổi, trở thành vị trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

3. Ai là vị trạng nguyên cuối cùng trong sử Việt?

  • Nguyễn Quốc Trinh
    0%
  • Đặng Công Chất
    0%
  • Nguyễn Đăng Đạo
    0%
  • Trịnh Tuệ
    0%
Chính xác

Trên 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám khắc họ tên, quê quán của 1.307 tiến sĩ đỗ đạt trong các khoa thi từ 1442-1779, có 18 trạng nguyên, 21 bảng nhãn và 33 thám hoa.

Trạng nguyên cuối cùng có tên trên bia đá, cũng là quan trạng cuối cùng của nền khoa cử Việt Nam là Trịnh Tuệ (Trịnh Huệ) đỗ năm 1736. Ông quê ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, đỗ trạng nguyên dưới thời Lê Trung Hưng.

Sau khoa thi năm 1736, có tới gần 20 kỳ thi đại khoa dưới triều Lê trung hưng nhưng không có ai đỗ trạng nguyên. Đến triều Nguyễn, vì văn chương yêu cầu phải toàn bích “mười phân vẹn mười” nên cũng không lấy được người đỗ trạng. Bởi vậy, Trịnh Tuệ được xem là vị trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa bảng nước ta.

4. Trạng nguyên nào nổi danh với câu nói “thiên hạ là tôi đây”?

  • Nguyễn Cư Trinh
    0%
  • Nguyễn Quốc Trinh
    0%
  • Mạc Đĩnh Chi
    0%
  • Nguyễn Trực
    0%
Chính xác

“Thiên hạ là tôi đây” là câu nói nổi tiếng của Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nguyễn Quốc Trinh sinh năm 1624, là người làng Nguyệt Áng (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Ông là người tính tình thẳng thắn, được chúa Trịnh Tạc tin tưởng. Lúc này quyền lực Đàng Ngoài nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ là hư vị. Chúa Trịnh Tạc muốn biết lòng người có phục hay không nên sai người làm một đài ở Thăng Long đặt tên là đài Thu Thiên.

Khi đài đang được xây, Chúa cùng các quan đại thần đến xem. Nhìn quy mô bề thế của đài, chúa quay lại hỏi các đại thần xem ý ra sao. Nào ngờ Quốc Trinh nói rằng: “Khải chúa thượng, việc xây đài dựng cột, làm thế nào chẳng được, nhưng như thế này khiến lòng thiên hạ không vui đâu”. Chúa giận tái mặt hỏi lại: “Thiên hạ trăm nghìn người, mỗi người một ý, một mình ông làm sao biết được trăm nghìn bụng?”. Nguyễn Quốc Trinh bình thản đáp: “Thiên hạ là tôi đây, lòng tôi không vui thì biết lòng thiên hạ”.

Nghe vậy, chúa Trịnh Tạc nín lặng, không nói gì mà lên kiệu về thẳng cung. Tối hôm ấy, một cơn bão nổi lên, sét đánh gãy mấy cây cột dài. Vì thế, chúa Trịnh Tạc đành bỏ, không cho dựng nữa.

5. Vị vua duy nhất nào của Việt Nam từng đỗ trạng nguyên?

  • Trần Anh Tông
    0%
  • Mạc Thái Tổ
    0%
  • Lý Thái Tổ
    0%
  • Đinh Tiên Hoàng
    0%
Chính xác

Mạc Thái Tổ hay Mạc Đăng Dung (1483-1541) là người sáng lập triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Khi vua Lê Uy Mục còn nắm quyền, Mạc Đăng Dung đăng ký thi tuyển võ sĩ tại Thăng Long và xuất sắc đỗ Võ trạng nguyên.

Chỉ trong 20 năm, ông từ một người giữ chức nhỏ đã leo lên đỉnh cao quyền lực. Năm 1527, ông được phong làm An Hưng Vương. Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi. Nhà Mạc chính thức ra đời.