Theo số liệu mới nhất, trong 9 tháng đầu năm 2020, Điện lực Đức Cơ (Gia Lai) đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) nghiệm thu, đóng điện năng lượng mặt trời cho 64 khách hàng đấu nối vào lưới điện hạ áp với công suất là 1,506MWp.

Điện lực Đức Cơ cũng hoàn thiện 8 dự án lắp tấm pin mặt trời trên mái trang trại nông nghiệp công nghệ cao đấu nối vào lưới điện trung áp, với công suất 7,982MWp. Như vậy, đến thời điểm này, tổng công suất điện năng lượng mặt trời đã được đấu nối lên lưới điện là 9,423MWp.

Theo trang web của Tổng công ty Điện lực miền Trung, những kết quả trên góp phần bổ sung một lượng công suất đáng kể vào hệ thống điện trên địa bàn huyện Đức Cơ. Đức Cơ là một trong số các huyện của tỉnh Gia Lai có chỉ số bức xạ mặt trời tương đối tốt, số giờ nắng trung bình khoảng từ 4,5-5 giờ nắng/ngày.

{keywords}
Từ đầu năm, tổng công suất điện năng lượng mặt trời mái nhà được đấu nối lên lưới điện ở huyện Đức Cơ (Gia Lai) lên đến 9,423MWp. Nguồn ảnh: cpc.vn.

Hệ thống năng lượng mặt trời lắp trên nhà người dân đấu nối vào lưới điện hạ áp hiện có mang lại nhiều lợi ích, như không tốn diện tích đất, giúp tăng cường chống nóng hiệu quả cho các công trình nhà ở, vừa tiết giảm chi phí tiền điện hàng tháng tối đa cho gia đình.

Điểm nổi bật của hệ thống điện này là khi có lượng điện dư không sử dụng, khách hàng có thể bán lại cho ngành điện với mức giá là 1.943 đồng/kWh, theo quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Trần Minh Thắng, Giám đốc Điện lực Đức Cơ khẳng định: “Trong thời gian tới, Điện lực Đức Cơ sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện và thực hiện việc ký kết hợp đồng cho các khách hàng bán điện từ công trình điện mặt trời mái nhà đã đăng ký”.

H.A.H

Văn bản hướng dẫn điện mặt trời của Bộ Công thương có gì đáng lưu ý?

Văn bản hướng dẫn điện mặt trời của Bộ Công thương có gì đáng lưu ý?

Công văn hướng dẫn Điện mặt trời mái nhà vừa được Bộ Công thương ban hành ngày 22/9, đưa ra một số lưu ý khi đầu tư vào nguồn điện này.