Ngành Thống kê Gia Lai tập trung thực hiện một số giải pháp lớn
Thống kê đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong việc hoạch định chính sách và giám sát quá trình thực thi chính sách. Thông tin thống kê là nguyên liệu đầu vào quan trọng của các quyết định ở tầm vĩ mô của Đảng, Nhà nước và tầm vi mô của các địa phương và tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân. Các quyết định nói trên phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin thống kê. Thông tin thống kê có chất lượng sẽ tạo ra các quyết định đúng đắn và ngược lại.
Để phát huy tốt nhất những yêu cầu đó, góp phần vào sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, ngành Thống kê Gia Lai thời gian qua đã có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thống kê, phục vụ hiệu quả cho sự lãnh đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Gia Lai: Nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng các nhu cầu thông tin thống kê. Ảnh minh họa |
Cụ thể, gắn kết chặt chẽ công cụ kế hoạch hóa với các công cụ khác trong toàn bộ quá trình quản lý kinh tế- xã hội, nhất là tăng cường hệ thống thông tin, dự báo thống kê:
Tổ chức cho toàn ngành nắm bắt những nội dung cơ bản của Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch 5 năm theo giai đoạn và hàng năm của tỉnh; toàn bộ quá trình quản lý kinh tế - xã hội, trong đó có công tác thống kê. Bên cạnh đó, nghị quyết đại hội Đảng các cấp phải được quán triệt một cách sâu sắc trong lãnh đạo và đội ngủ cán bộ làm công tác thống kê, làm căn cứ cho việc nâng cao chất lượng công tác thống kê trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt thông tin thống kê của cơ quan, thống kê tập trung với các thông tin thống kê của các sở, ban, ngành của tỉnh, các phòng, ban cấp huyện, thị xã, thành phố; Cục Thống kê phải nghiên cứu sâu một số nội dung của các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành trên địa bàn; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, từng bước tiêu chuẩn hóa các thông tin kinh tế - xã hội và nâng cao tính thực tiễn và khoa học của các số liệu thông tin thống kê. Thông qua đó kiến nghị lãnh đạo các cấp ở địa phương khi xây dựng và ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần bám sát với thực tế hơn để làm nền tảng cho việc thực hiện công tác thống kê được đảm bảo chất lượng sát với thực tế. Các địa phương phải nhìn nhận đúng thực tế xóa bỏ tư duy chạy theo thành tích.
Rà soát cập nhật hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh. Rà soát cập nhật các cuộc điều tra thống kê đáp ứng yêu cầu quản lý chỉ đạo, điều hành về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giữa số liệu Trung ương và số liệu địa phương, giữa số liệu giữa Tổng cục Thống kê và các bộ, ngành, giữa chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chuyên ngành, giữa số liệu dự báo và số liệu chính thức.
Đồng bộ về phương pháp và công cụ dùng trong biên soạn các chỉ tiêu thống kê đó là đồng bộ giữa số liệu thống kê chuyên ngành và thống kê tổng hợp, đồng bộ giữa thống kê tài khoản quốc gia thuộc Cục thống kê với các Sở, Ban, ngành; đồng bộ của thống kê chuyên ngành, giữa Tổng cục Thống kê với các Cục Thống kê, giữa các Cục Thống kê với nhau. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo Quyết định số 54/QĐ-TTg, Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam, mà trọng tâm là công tác phương pháp chế độ thống kê.
Chuẩn hóa nội dung thông tin kinh tế - xã hội, xây dựng được quy trình và chế độ báo cáo cung cấp tư liệu thông tin hợp lý, trang thiết bị phương tiện công cụ thông tin tương xứng với nhiệm vụ được giao, phải đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng người làm công tác thông tin thống kê từ thống kê tập trung đến thống kê của các sở, ban, ngành và cho cả những người khai thác thông tin từ ngành kế hoạch, thống kê từ tỉnh đến cơ sở, phải nối mạng thông tin trong cả nước. Đây là giải pháp quan trọng mang tính nghiệp vụ nhằm khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, nhằm tạo sự thống nhất trong xây dựng và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan là một yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng công tác lập và theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như điều hành toàn bộ nền kinh tế trên địa bàn. Hiện nay hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đã được triển khai trên toàn tỉnh.
Nâng cao chất lượng điều tra thống kê đảm bảo đồng bộ từ việc thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng phương án điều tra và các tài liệu liên quan, chọn mẫu điều tra và đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền cho điều tra thống kê, chất lượng điều tra viên, tổ trưởng.
Hoạt động thu thập thông tin thống kê được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả là yếu tổ quyết định đến việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm đầu ra thống kê. Trong những năm qua, Tổng cục Thống kê đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin thống kê, như việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thống kê, sắp xếp lại các cuộc điều tra thống kê, cải tiến phương án điều tra thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường giám sát, kiểm tra tại địa bàn… Nhờ đó, chất lượng thông tin thu thập được từ các tổ chức và cá nhân (gọi chung là thông tin thống kê đầu vào) đã được cải thiện đáng kể, thông tin thống kê đầu vào phong phú, chi tiết và kịp thời hơn.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện phổ biến thông tin qua các trang thông tin điện tử thống kê, truyền đưa dữ liệu và báo cáo qua mạng Internet, nhằm rút ngắn thời gian truyền dẫn và tạo thuận lợi cho các đối tượng sử dụng thông tin thống kê. Công tác cơ giới hóa tính toán và xử lý thông tin được mở rộng, đổi mới hoàn toàn và phát triển mạnh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin
Cụ thể, tiếp tục nâng cao chất lượng số liệu thống kê, đảm bảo tốt thông tin kịp thời phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng công tác phân tích và dự báo.
Xác định mục đích và nội dung phân tích thống kê một cách rõ ràng, cụ thể và sát với yêu cầu đạt ra; xây dựng mô hình và lựa chọn phương pháp phân tích, tùy theo mục đích phân tích và điều kiện số liệu để áp dụng các mô hình phân tích phù hợp; thu thập, tổng hợp xử lý thông tin và đánh giá số liệu phục vụ cho yêu cầu phân tích, coi trọng các thông tin bàng số, phải tiến hành kiểm tra, phát hiện sai sót, đánh giá số liệu trên nhiều góc độ và bằng nhiều hình thức khác nhau; báo cáo phân tích phải được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.
Lê Hiền, Hồng Nhì