Giá vàng trong nước

Mở cửa phiên đầu tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 57,150 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,200 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,500 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,150 triệu đồng/lượng (bán ra).

Sang phiên ngày 11/8, giá vàng giảm mạnh. Thị trường vàng trong nước chứng kiến một phiên giảm hiếm có trong lịch sử. Chỉ trong một ngày, giá vàng SJC giảm hơn 3,3 triệu đồng/lượng. Còn tính từ đỉnh 62,5 triệu đồng/lượng ghi nhận hôm 7/8, giá vàng trong nước đã giảm tổng cộng 7,5 triệu đồng/lượng.

Tới chiều cùng ngày, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 54,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 53,63 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,55 triệu đồng/lượng (bán ra).

{keywords}
Giá vàng tuần qua

Giá vàng về mức 52,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,5 triệu đồng/lượng (bán ra) trong phiên ngày 12/8. Trong khi đó, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 52,310 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,150 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tiếp tục các phiên sau đó, giá vàng không có sự biến động mạnh. Ngày 13/8, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 53,68 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,18 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 52,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,56 triệu đồng/lượng (bán ra).

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 54,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,3 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 600 nghìn đồng so với ngày hôm qua ở chiều mua vào.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 54,43 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,19 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 56,17 triệu đồng/lượng.

Trong 2 tuần cuối tháng 7, thị trường vàng cũng đã ghi nhận một đợt tăng hiếm có, liên tục tăng lên các đỉnh cao mới trong 9 năm nhờ hàng loạt yếu tố hỗ trợ cho mặt hàng kim loại này. Trong vài ngày, từ 20-23/7, giá vàng SJC tăng thêm 4 triệu đồng, liên tiếp phá vỡ 4 ngưỡng cản quan trọng 51-52-53-54 triệu đồng/lượng.

Như vậy, tính từ đầu 2020 cho tới đỉnh cao 62,5 triệu đồng, giá vàng trong nước đã tăng tổng cộng gần 20 triệu đồng/lượng (tương đương mức tăng khoảng 46%). So với đầu năm, mức giá hiện tại (55 triệu đồng/lương) vẫn cao hơn 28%.

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần giảm 8 USD xuống 1.944,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York giảm 16,5 USD xuống 1.942,8 USD/ounce.

Giá vàng thế giới kết thúc tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng ba tới nay khi tình trạng bế tắc xung quanh gói kích thích kinh tế mới của Mỹ đã làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này.

Phiên 11/8, giá vàng thế giới đã trải qua một phiên giao dịch tệ nhất trong hơn bảy năm qua vì nhà đầu tư quay lại tâm lý ưa rủi ro sau khi đón nhận các số liệu kinh tế đáng khích lệ.

Những kỳ vọng về gói kích thích mới cũng đẩy chỉ số chứng khoán S&P lên các mức cao kỷ lục mới, qua đó tạo thêm áp lực cho vàng. Giá vàng giao ngay đã giảm hơn 5% và rời xuống dưới ngưỡng 2.000 USD/ounce trong phiên này.

{keywords}
Giá vàng hôm nay 

Trên Kitco, Goehring & Rozencwajg Associates đưa ra nhận định cho rằng, vàng đã có một đợt tăng giá mạnh kéo dài từ 1.050 USD/ounce (hồi cuối 2015) lên trên 2.050 USD/ounce như vừa qua. Do vậy, việc điều chỉnh là tất yếu. Mức điều chỉnh có thể lên tới 50%.

Lịch sử cho thấy, trong giai đoạn 2001-2011, vàng đã có một đợt tăng giá kéo dài từ mức 250 USD/ounce lên đỉnh 1.920 USD/ounce rồi sau đó điều chỉnh giảm 45% về mức 1.050 USD/ounce, trước khi tăng vọt lên đỉnh cao mới như thời gian vừa qua.

Thị trường vàng thế giới chưa có tín hiệu tăng bứt phá trở lại. Tuy nhiên, cú giảm giá mạnh được cho là đã tạo ra một cơ hội lớn cho giới đầu tư trên thế giới có thể mua vàng và đón nhận đợt tăng giá thứ 2 theo như dự báo của nhiều chuyên gia.

Theo giới chuyên gia, trong thời gian tới, nhiều nền kinh tế sẽ hạ lãi suất thấp hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 còn hoành hành. Ðiều này sẽ khiến nhu cầu tích trữ những tài sản mang tính phòng thủ như vàng càng tăng cao.

Mặt khác, việc số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh đã dấy lên nỗi lo cho các quốc gia về việc có nên mở cửa nền kinh tế sớm hơn hay không. Thực tế này phần nào ảnh hưởng tới lòng tin của giới đầu tư về một nền kinh tế nhanh chóng hồi phục.

Đông Sơn