Giá vàng trong nước

Chốt phiên giao dịch tuần qua, giá vàng trong nước giữ vững trên mốc 48 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,1 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 10 nghìn đồng bán ra so với hôm qua.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,27 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 48,25 triệu đồng/lượng.

Tuần qua giá vàng khá ổn định, không có sự biến động mạnh. Ngày 14/4, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji vẫn niêm yết ở mức: 47,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,50 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 500 ngàn đồng ở chiều mua vào và tăng 400 ngàn đồng chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.

{keywords}
Giá vàng tuần qua

Sang ngày 16/4, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji giảm 150 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 200 ngàn đồng chiều bán ra, ở mức: 47,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,30 triệu đồng/lượng (bán ra),.

Sau đó, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji giảm 50 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 100 ngàn đồng chiều bán, niêm yết ở mức: 47,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,20 triệu đồng/lượng (bán ra).

Đà tăng mạnh của vàng thế giới từ đầu tháng 4 đến nay trong khi giá trong nước có xu hướng tăng thấp hơn đã khiến khoảng cách này bị xóa bỏ. Vàng thế giới hiện quy đổi còn có giá cao hơn trong nước xấp xỉ 1 triệu đồng.

Giá vàng quốc tế tăng mạnh có thể thúc đẩy giá vàng trong nước tăng trở lại sau chuỗi ngày đi ngang kể từ đầu tháng 4 tới nay.

Giá vàng thế giới

Khép lại phiên cuối tuần, giá vàng giao tháng Sáu giảm 32,90 USD, hay 1,9%, xuống 1.698,80 USD/ounce. Tính chung cả tuần qua, giá vàng giảm 3,1%, theo số liệu của FactSet.

Giá vàng thế giới tuần qua giảm nhẹ do áp lực chốt lời và thị trường tài chính vẫn thận trọng với tình hình dịch Covid-19. Tuy nhiên, vàng được dự báo còn tăng tiếp do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố “làm tất cả” để giải cứu kinh tế.

Vàng giảm nhẹ sau khi lên mức 1.700 USD/ounce do áp lực điều chỉnh thông thường khi mà lực bán chốt lời tăng lên. Trong tuần trước, vàng đã lên mức cao nhất trong 7 năm rưỡi.

{keywords}
Giá vàng giảm nhẹ

Mặt hàng kim loại quý tăng giá trong bối cảnh các thị trường tài chính, chứng khoán thế giới tăng điểm trở lại khi mà dịch Covid-19 được dự báo sẽ lên đỉnh tại Mỹ trong vòng 1 tuần tới. Tình hình tại châu Âu cũng đã sáng sủa hơn.

Giới đầu tư ngay lập tức quay trở lại mua vàng với hàng loạt các dự báo cho rằng vàng sẽ tăng giá mạnh trong vòng vài năm tới khi mà một lượng tiền khổng lồ, trí giá cả chục ngàn tỷ USD được các nước đổ vào để vực dậy các nên kinh tế.

Lịch sử đã chứng minh sau mỗi một cuộc khủng hoảng vàng lại tăng giá mạnh bởi thế giới ngập chìm trong những nguồn tiền khổng lồ giá rẻ. Vàng được hỗ trợ bởi dòng tiền lãi suất thấp từ ngân hàng trung ương các nước.

Gần đây, các quỹ đầu tư vàng lớn đẩy mạnh mua vào mặt hàng này. Lượng vàng mà quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đang nắm giữ hiện đã lên tới gần mức cao nhất kể từ tháng 5/2013 với 1.017,59 tấn.

Tuy nhiên, trước mắt vàng vẫn chưa thể bứt phá lên mạnh. Đại dịch khiến nhu cầu vàng vật chất tại nhiều quốc gia tiêu thụ vàng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ chậm lại đáng kể. Các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại khiến sức mua suy giảm.

Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới OANDA, nhận định rằng mặc dù nhu cầu đầu tư vào các tài sản rủi ro đang có chiều hướng gia tăng.

Vàng vẫn sẽ được hỗ trợ bởi một loạt các chương trình kích thích tiền tệ và tài khóa sẽ được đưa ra trong thời gian tới để giảm thiểu những thiệt hại lâu dài mà dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế.

Đông Sơn