Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay (12/4) được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành ngày 11/4 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Theo đó, giá xăng E5 RON 92 tăng 1.090 đồng/lít, giá bán lên 23.170 đồng/lít. Xăng RON 95 tăng 1.120 đồng/lít, giá bán là 24.240 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 710 đồng/lít, giá bán không cao hơn 20.140 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng 700 đồng/lít, giá bán là 19.730 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 3/4 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 24.240  +1.120
Xăng E5 RON 92-II 23.170 +1.090
Dầu diesel 20.140 +710
Dầu hỏa 19.730  +700

Giá xăng dầu hôm nay (12/4) trên thị trường thế giới đảo chiều đi lên do lo ngại nguồn cung từ Nga sụt giảm và đồng USD suy yếu. 

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 10h03' hôm nay (ngày 12/4, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 85,71 USD/thùng, tăng 0,1 USD, tương đương 0,12% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI được giao dịch ở mức 81,58 USD/thùng, tăng 0,05 USD, tương đương 0,06% so với phiên liền trước.

Hôm qua, giá của 2 loại dầu phổ biến nhất thế giới giảm nhẹ.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h23' hôm qua (ngày 11/4, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 84,33 USD/thùng. Còn giá dầu WTI được giao dịch ở mức 79,92 USD/thùng.

Đến 20h ngày 11/4 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 83,98 USD/thùng, giảm 0,2 USD, tương đương 0,24% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI được giao dịch ở mức 79,7 USD/thùng, giảm 0,04 USD, tương đương 0,05% so với phiên liền trước.

Giá xăng dầu giảm nhẹ (Ảnh: Reuters)

Theo giới phân tích, giá dầu lao dốc do các nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn ở mức cao. Số liệu lạm phát của Mỹ được công bố trong tuần này có thể cho phép các nhà đầu tư đánh giá về việc Fed sẽ tăng hay giảm lãi suất trong tương lai gần.

Cùng với đó, đồng USD tăng sau khi dữ liệu việc làm chỉ ra cơ hội việc làm trong tháng 2 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. Dữ liệu về việc làm có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự suy yếu trong thị trường lao động Mỹ. Sự mạnh lên của đồng bạc xanh khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các tiền tệ khác.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất trong tháng 3 của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 3 năm. Hoạt động sản xuất sụt giảm và thắt chặt nguồn lao động đã dẫn tới suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, kìm hãm đà tăng của giá dầu.

Giá dầu giảm còn do các nhà đầu tư cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (gọi là OPEC+) có khả năng thắt chặt nguồn cung trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn khiến nhu cầu nhiên liệu giảm.

Tuy nhiên, giá dầu nhận được sự hỗ trợ từ dấu hiệu nhu cầu nhiên liệu ở Ấn Độ - nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới - tăng mạnh trong tháng 3. Theo đó, vào tháng 3 vừa qua, mức tiêu thụ nhiên liệu của Ấn Độ đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, lên mức kỷ lục 4,83 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Giá dầu được dự báo sẽ tăng do Trung Quốc sẽ thực hiện các chính sách tiền tệ nới lỏng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm.

Vào tuần trước, giá dầu thế giới đã tăng hơn 6% sau khi OPEC+ gây sốc cho thị trường bằng một đợt cắt giảm sản lượng bắt đầu từ tháng 5 này. Tổng sản lượng cắt giảm của nhóm này được cho là sẽ lên tới 3,66 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu.