Giá xăng dầu trong nước hôm nay 20/10/2023

Giá bán lẻ các loại xăng dầu hôm nay 20/10 ở thị trường trong nước được áp dụng theo mức giá của phiên điều hành chiều 11/10. Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm mạnh.

Cụ thể, giá bán lẻ xăng E5 giảm về mức 21.900 đồng/lít. Giá xăng RON95 hạ xuống mức 23.040 đồng/lít.

Giá dầu diesel hạ về mức 22.410 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu hỏa giảm còn 22.460 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàng Giá từ 11/10 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 23.040 -1.800
Xăng E5 RON 92-II 21.900 -1.600
Dầu diesel 22.410 -1.180
Dầu hỏa 22.460 -1.350

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 20/10/2023

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 20/10 bật tăng mạnh. Giá dầu đi lên do các thương nhân vẫn lo lắng rằng chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza có thể leo thang thành xung đột khu vực.

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h36' ngày 20/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent lên mức 93,15 USD/thùng, tăng 0,77 USD, tương đương 0,83% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 90,35 USD/thùng, tăng 0,98 USD, tương đương 1,1% so với phiên liền trước.

Hôm 19/10, giá xăng dầu thế giới được điều chỉnh giảm sau khi tăng gần 2% vào phiên trước đó.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h24' ngày 19/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 91,07 USD/thùng. Giá dầu WTI ở mức 88,19 USD/thùng.

Đến 20h38' ngày 19/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent xuống mức 90,66 USD/thùng, giảm 0,84 USD, tương đương 0,92% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 87,57 USD/thùng, giảm 0,75 USD, tương đương 0,85% so với phiên liền trước.

gia dau oilprice 1 1681 1378 1287 1 1126 1501 1331 1424.jpg
Giá xăng dầu đi xuống (Ảnh: Oilprice)

Theo giới phân tích, giá xăng dầu đi xuống xuất phát từ việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không có bất kỳ dấu hiệu nào về việc sẽ ủng hộ lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ của Iran đối với Israel do xung đột ở Dải Gaza. Iran là thành viên của OPEC. Việc này làm giảm bớt những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung ứng dầu.

Thậm chí, ngay cả khi Iran kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel thì nguồn cung của Israel cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều bởi Israel có thể dễ dàng thay thế bằng nguồn nhập khẩu. Kể từ giữa tháng 5, Israel đã nhập khẩu khoảng 220.000 thùng/ngày.

Bên cạnh đó, thông tin Mỹ đã đình chỉ các biện pháp trừng phạt đối với sản xuất dầu, khí đốt và vàng của Venezuela sau bốn năm cũng là yếu tố góp phần hạ nhiệt giá dầu.

Ngày 19/10, Mỹ thông báo nới lỏng trừng phạt đối với Venezuela, cho phép nước này được giao dịch dầu mỏ trong 6 tháng. Việc này giữ cho nguồn cung dầu thế giới được ổn định.

Hiện sản lượng dầu của Venezuela đạt khoảng 750.000-800.000 thùng mỗi ngày. Sản lượng dầu của nước này đã gia tăng trong thời gian gần đây. Mức sản lượng hiện nay của Venezuela đã cải thiện hơn nhiều so với mức đáy 374.000 thùng mỗi ngày trong năm 2020.

Với động thái mới từ Mỹ, giới chuyên gia kỳ vọng Venezuela có thể bơm thêm 200.000 thùng dầu thô/ngày ra thị trường, tăng khoảng 25% sản lượng trong năm tới.

Ngoài ra, giá dầu hạ nhiệt còn do chưa có dấu hiệu nào về sự leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột Israel - Hamas, sau chuyến thăm Israel của Tổng thống Mỹ Joe Biden. 

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, giá dầu vẫn chịu áp lực tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị còn tiếp diễn.