Xăng chỉ giảm nhẹ 500 đồng so với mức tăng 1.400 đồng/lít nên các hãng vận tải vẫn quyết định không dừng tăng giá.
Các tin liên quan |
Đại diện Công ty quản lý bến xe Hà Nội cho biết, tính đến 10/4, đã có 5 DN vận tải gửi thông báo xin tăng giá cước xe khách. Mức giá tăng từ 7-27%, chủ yếu trên các tuyến đi Tây Bắc và một số tuyến ngắn như Ninh Bình, Nam Định.
Theo ghi nhận, giá cước một số tuyến đã tăng với mức đáng kể như Hà Nội- Sơn La tăng từ 180.000 - 220.000 đồng; Hà Nội - Lai Châu tăng từ 300.000-320.000 đồng; Hà Nội - Na Hang tăng từ 110.000-140.000 đồng...Từ nay đến cuối tháng 4 sẽ còn nhiều DN đăng ký tăng giá vé, tuy nhiên, tỷ lệ tăng bao nhiêu phụ thuộc vào cân đối của mỗi DN.
Đại diện bến xe Mỹ Đình cho biết, đến ngày 10-4, đơn vị đã nhận được thông báo tăng giá vé trên 50 tuyến đường, mức tăng khoảng 30%. “Áp lực tăng giá xăng dầu bắt buộc các DN vận tải phải tính toán tăng giá cước vận tải. Tuy nhiên, các DN khi tăng giá vé cũng phải tính toán hợp lý, phù hợp với thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh”.
Trao đổi về vấn đề này, hầu hết các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh và những DN sử dụng nhiều xăng, dầu trong sản xuất, vận chuyển đều cho biết rất khó để tính toán giảm giá trên cơ sở giá xăng dầu giảm 450 - 500 đồng/lít. Nguyên nhân là do các DN vẫn đang “cắn răng” chịu chi phí đầu vào tăng do giá xăng vừa tăng hơn 1.400 đồng/lít mới đây, nay mức giảm 500 đồng/lít chỉ có tác dụng làm giảm áp lực chi phí chứ không thể tính toán giảm giá hàng hóa, dịch vụ.Minh Linh