Có lẽ mọi cô gái đều mơ ước trở thành công chúa. Nhưng đối với con gái của người đàn ông giàu nhất Trung Quốc, "đội vương miện" lại là một việc miễn cưỡng.
TIN BÀI KHÁC:
Bên trong thành phố du lịch tại Triều Tiên
Sửng sốt với những hình vẽ 3D trên cơ thể người
Zong Fuli và cha mình, ông Zong Qinghou. |
Zong Fuli, 31 tuổi, là người thừa kế của tập đoàn nước giải khát lớn nhất đại lục Wahaha Hàng Châu.
Không thích bị gắn mác thế hệ tỷ phú giàu có thứ hai, cô muốn được coi là một doanh nhân thực sự.
Vào tháng 1 vừa qua, Fuli được lựa chọn là thành viên trẻ nhất của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân tỉnh Chiết Giang.
Nỗ lực cải thiện ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm cũng như ý thức trách nhiệm đã giúp cô trở thành 1 trong 10 đại biểu của Trung Quốc có tên trong danh sách các Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
"Ngày càng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trẻ người Trung Quốc được thế giới đánh giá cao và mọi người chú ý tới Trung Quốc nhiều hơn," cô nói trong một buổi phỏng vấn với China Daily. "Điều này đã giúp chúng tôi tự tin và cảm thấy trách nhiệm hơn. Bất chấp các danh hiệu, tôi vẫn chỉ là Zong Fuli."
Zong Qinghou được Viện Nghiên cứu Hurun bình chọn là người đàn ông giàu nhất lục địa với tài sản cá nhân lên tới 82 tỷ NDT (13,18 tỷ USD).
Zong Fuli khá giống với cha mình về nhiều phương diện. Họ đều là những người chăm chỉ làm việc. Vào năm 2004, cô trở lại quê hương sau khi tốt nghiệp Đại học Pepperdine tại Mỹ.
Fuli bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là phó giám đốc tại một cơ sở sản xuất ở Xiaoshan, tỉnh Chiết Giang.
Sau đó, cô nhanh chóng trở thành chủ tịch của Tập đoàn Đồ uống Hongsheng Hàng Châu.
Hiện cô chịu trách nhiệm về 1/3 sản phẩm của Wahaha, bao gồm xuất và nhập khẩu.
Quen với văn hóa và cách sống phương Tây, Zong rất tự tin khi biết khách hàng nước ngoài muốn điều gì. Chẳng hạn như người Mỹ chú ý tới giá trị dinh dưỡng và thích thực phẩm hữu cơ, cô nói. Vì thế, Wahaha tập trung vào chè hữu cơ ít đường và không đường để xuất khẩu sang Mỹ.
Cô cũng được mọi người trong công ty mệnh danh là "bà đầm thép" vì phong cách quản lý phương Tây của mình.
Cô tin vào cách làm việc theo nhóm và có hệ thống, nói ra những điều mình suy nghĩ và thăng cấp cho nhân viên theo trình độ chứ không phải tuổi tác.
"Tôi nghĩ rằng nếu bạn muốn làm cho một công ty bản địa được quốc tế hóa, điều đầu tiên bạn nên làm là thay đổi suy nghĩ của các nhân viên và khách hành từ cấp địa phương đến cấp độ toàn cầu. Sẽ mất một thời gian dài nhưng đó là điều cần phải làm," Fuli nói.
Sầm Hoa (Theo China Daily)