Sức nóng của bất động sản vùng ven

Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý 2/2022 của CBRE Việt Nam vừa công bố cho thấy, thị trường BĐS tại khu vực Hà Nội vẫn đang thiếu nguồn cung, trong khi đó nhu cầu đầu tư vào BĐS vẫn tăng cao trong bối cảnh chứng khoán đang gặp khó khăn.

Lạm phát tăng cao, người dân sẽ đổ vào kênh đầu tư "ăn chắc mặc bền" như BĐS. Họ có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm mà vừa có thể giữ tiền an toàn, vừa mang lại khả năng tăng giá bền vững trong tương lai.

Trong khi các dự án khu vực trung tâm mức giá đã lên quá cao và nguồn cung hạn chế, các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang khu vực vùng ven giàu tiềm năng với nguồn cung dồi dào và khả năng sinh lời trong lương tai.

Đơn cử, thị trường khu vực Mê Linh đang trở thành tâm điểm trong mắt các nhà đầu tư. Mới đây, tại Nghị quyết 15 mới của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2045. Trong đó, đáng chú ý là nội dung xác định sẽ xây dựng thành phố trực thuộc thủ đô Hà Nội ở vùng phía bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).

BĐS vùng ven còn nóng hơn nhờ hạ tầng giao thông. Theo kế hoạch, TP. Hà Nội dự kiến dành hơn 51.000 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2022, trong đó 30% đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Những năm tới, các dự án được ưu tiên bao gồm: đường vành đai 2.5, 3, 3.5, 4, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và Thượng Cát. Kèm theo đó là cải thiện và nâng cao tuyến đường quốc lộ cùng việc hoàn thiện các dự án tàu điện. Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, hỗ trợ kết nối giữa các dự án ven đô và trong trung tâm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, đường mở đến đâu, nhu cầu đầu tư BĐS sẽ tăng đến đó nên khi hạ tầng giao thông được đẩy mạnh, kết nối giữa nội đô các thành phố lớn với các khu vực xung quanh, dòng tiền cũng tất yếu phân bổ ra phạm vi rộng hơn.  Xu thế giãn dân ngày càng lớn khi các tuyến hạ tầng giao thông hình thành khiến vùng ven đang trở thành “vùng trũng” thu hút dòng tiền đầu tư.

Chọn dự án đầu tư

Mặc dù nhiều tiềm năng nhưng đầu tư BĐS ven đô cũng không hề dễ dàng, nhà đầu tư có thể mắc kẹt. Theo ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh một công ty BĐS, người mua nên chọn dự án có cả sức mua của người dân bản địa và khách ở xa, đặc biệt là nên chọn dự án có nhà đầu tư Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh đó là chủ đầu tư uy tín, năng lực và dự án có quy hoạch, pháp lý rõ ràng, đã đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, giao thông kết nối với khu vực.

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã tổ chức mở bán đợt đầu và trong một buổi đã bán hết 198 căn nhà ở thấp tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD - Me Linh Central), huyện Mê Linh, bằng hình thức trả giá cạnh tranh. Điều đó cho thấy sức hút của dự án đối với các nhà đầu tư. Hiện nay HUD đang mở bán đợt 2 với 314 căn nhà ở thấp tầng xây thô hoàn thiện mặt ngoài hình thành trong tương lai gắn liền với quyền sử dụng đất ở đã có hạ tầng. Dự án đã được đầu tư xây dựng cơ bản các hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo quy định.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, đây là một trong số ít dự án có chủ đầu tư uy tín, pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện, giao thông thuận lợi và có nhiều tiềm năng sinh lời trong tương lai. Chính vì thế mà đợt mở bán trước đó đã ghi nhận thành công. 

Với năng lực và quyết tâm cao của chủ đầu tư, dự án Khu đô thị mới HUD - Me Linh Central sẽ trở thành tâm điểm tại khu vực Mê Linh trong tương lai. Các nhà đầu tư vẫn còn nhiều cơ hội nếu biết nắm bắt ngay từ bây giờ.

Thế Định