Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ có động thái chuyển hướng trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina vào 25/5 tới: kêu gọi lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina hoãn bỏ phiếu và rút quân Nga sát biên giới. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

Tờ Telegraph của Anh viết rằng động thái này của ông Putin đặt những người ly khai ở miền đông Ukraina vào thế khó. 

  {keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ông Putin có động thái bất ngờ thay đổi hẳn chiều hướng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina, kêu gọi phe ly khai hoãn trưng cầu dân ý, tuyên bố rút quân khỏi biên giới, và ủng hộ việc bầu cử Tổng thống Ukraina vào ngày 25/5. 

Điều này cho thấy các thay đổi quan trọng trong cách Kremlin tính toán về cuộc khủng hoảng tại Ukraina. 

Trước tiên, cuộc "nổi dậy" đã không đạt được kết quả như mong muốn. ‘Cộng hòa Donetsk’ rơi vào tình trạng rối ren, không có khả năng đảm bảo an ninh cho cả vùng Donetsk.  

Điều này cũng đồng nghĩa với việc cuộc trưng câu dân ý chỉ có thể được tiến hành ở các khu vực mà phe ly khai nắm giữ, mà hiện nay vốn chỉ quanh khu vực thành phố Slavyansk. 

Ngay cả khi khu vực này không trong phải ở vùng chiến sự, không có gì có thể đảm bảo rằng các nhà chức trách tại khu vực này có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý êm xuôi như ở Crưm – chưa nói tới tính hợp pháp cũng như kết quả áp đảo. 

Những người ly khai sẽ chỉ đạt được tính hợp pháp cũng như một cuộc bỏ phiếu vào những thời điểm ‘sóng yên bể lặng’ hơn – có thể là trong tương lai. Trong khi đó, những người nổi dậy không có vẻ như sẽ hạ vũ khí, và càng khó có khả năng bị đánh bại. 

Thứ hai, đây chỉ đơn thuần là một sự rút lui mang tính chiến thuật. Chỉ có khả năng là việc kết hợp giữa các trừng phạt, cùng với sức ép về kinh tế, và lo ngại về các hậu quả của một cuộc chiến thực sự đã buộc Putin phải tạm thời thoái lui. Không ai rõ đằng sau các cuộc họp kín, các bên đã đưa ra đe dọa (và hứa hẹn) gì. 

Nhưng cho dù động cơ của ông Putin là gì, thì phe nổi dậy tại Ukraina cũng đang bị rơi vào tình thế gieo neo. 

Những lời của ông Putin cho thấy thậm chí nếu như một cuộc trưng cầu dân ý vẫn được tiến hành, ông sẽ không coi đó là một cái cớ để can thiệp và ‘bảo vệ’ một quốc gia ly khai. Bản thân ông cũng chưa từng hứa hẹn về điều này. 

Khi đầu óc của những người ly khai đã ‘nguội’ hơn, họ có thể quyết định rằng nếu không có sự hậu thuẫn của Nga, họ có thể sẽ có sự dàn xếp với Kiev.

Denis Pushilin – ‘thủ tướng’ của lực lượng đang vận hành Donetsk đã biểu thị rằng chính quyền của ông sẽ chấp nhận lời khuyên của ông Putin.

Nhưng vấn đề là quyền hạn của ông Pushilin không vượt quá được các chướng ngại vật quanh các tòa nhà chính quyền thành phố, và liệu rằng những cái đầu ‘nóng’ hơn sẽ phản ứng như thế nào thì chưa ai lường được – đặc biệt là những người do Vyacheslav Ponomarev lãnh đạo ở Slavyansk.

Hơn nữa, có nhiều lý do khiến cho phe nổi dậy ở miền đông đơn giản là lờ đi lời của ông Putin. ‘Cộng hòa Nhân dân Donetsk’ không có đề xuất nào cho người dân ngoài việc trưng cầu dân ý, do đó việc trì hoãn việc nay sẽ hủy hoại danh tiếng của ông Pushilin cũng như các lãnh đạo khác.

Đây không phải lần đầu tiên họ lờ đi chỉ dẫn từ phía Moscow. Phe nổi dậy ở miền đông Ukraina đã bác bỏ các điều khoản trong thỏa thuận Geneva do bốn bên là Nga, Mỹ, Ukraina và Liên minh châu Âu ký kết hồi tháng trước.

Nhưng lần này, mọi việc lại rất khác.

Người phát ngôn của Tổng thống Putin là Dmitry Peskov đã nói rõ hơn về quan điểm của ông chủ điện Kremlin: bầu cử Tổng thống Ukraina ngày 25/5 chỉ hợp pháp khi mà cuộc trưng cầu dân ý (tại miền đông) hoãn lại, nhưng chính quyền Kiev phải chấm dứt hành động quân sự và chuẩn bị đối thoại với lực lượng nổi dậy.

Những điều kiện này thật sự đầy thử thách, nhưng không phải là không thể đạt được. Mặc dù vậy, sự thật là ngay cả khi ông Putin hoàn toàn nghiêm túc thì tất cả những điều này cũng chỉ là lý thuyết suông.

Về cơ bản thì miền đông Ukraina vẫn đang trong tình trạng giao tranh. Nên, một khi người dân đã cầm súng thì ngay cả một người đầy quyền lực như Putin cũng khó có thể khiến họ từ bỏ vũ khí.

Lê Thu