- Trao đổi với VietNamNet, nhiều phụ huynh hi vọng sẽ được đón nhận một
cách làm phù hợp, triệt để, tránh tình trạng năm nay giảm một ít, năm
sau lại đề xuất giảm ít nữa khiến con cái, thầy cô và chính bản thân họ
không còn thấy mệt mỏi vì những thay đổi chóng mặt của giáo dục nước
nhà.
Trong 11 câu "hỏi - đáp" về việc điều chỉnh nội dung dạy học phổ thông theo hướng giảm tải trong năm học 201 - 2012, Bộ GD-ĐT khẳng định chủ trương này sẽ khắc phục được khó khăn cho học sinh, bởi thời gian học tập ít mà cứ phải học các kiến thức trùng lặp hay vì bài tập, yêu cầu quá cao nên nảy sinh chuyện dạy thêm, học thêm; giúp giảm thời gian học kiến thức hàn lâm, lý thuyết thuần tuý, tăng thời gian thực hành, học tại hiện trường; điều đó sẽ giúp cho HS có điều kiện được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động và kỹ năng sống.
Đối với phụ huynh, những người vẫn hàng ngày đưa đón con tới trường, kèm cặp con học buổi tối và thấm thía sự vất vả của chính mình, của con cái và của cả những người thầy, liệu mục tiêu tốt đẹp kia có phi thực tế?
Chị Vũ Thu Hà (quậnTây Hồ, Hà Nội): Lớp 2 chưa cần môn Tự nhiên - Xã hội
Trước đây, tôi cho con học mẫu giáo và lớp 1 ở một trường song ngữ trên địa bàn quận. Chương trình học ở đó một nửa dành cho việc kích thích sự phát triển, sáng tạo tự nhiên của trẻ nhỏ bằng các hoạt động vui chơi, giải trí (bơi lội, ballet, khiêu vũ…), một nửa dành cho học tập, trong đó 50% số tiết học tiếng Anh.
Nhận xét kết quả học tập theo tuần của cô giáo phát cho các cháu đều bằng tiếng Anh nên dẫn đến việc không chỉ riêng con tôi mà tất cả các cháu được học theo phương pháp này đều rơi vào tình trạng nói tiếng Anh lưu loát hơn tiếng mẹ đẻ (môn Tiếng Việt của cháu rất kém, thậm chí học rất chậm) và thường có thói quen chơi nhiều hơn học. Năm nay lên lớp 2, gia đình tôi cho cháu theo học ở trường công lập theo chương trình đào tạo kiến thức chuẩn của Bộ GD- ĐT.
Tuy nhiên, theo tham khảo từ nhiều phụ huynh khác, tôi thấy chương trình học tiểu học (theo chương trình của Bộ GD) khá nặng.
Hầu hết, các cháu học theo hình thức bán trú, buổi tối gia đình lại thuê thêm gia sư hoặc các trung tâm uy tín kèm thêm, hoặc bố mẹ trực tiếp hướng dẫn làm bài tập về nhà của nhiều môn. Vì vậy, thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn của quá ít, trong khi ngày nào cũng quay theo một chu trình nặng nề như thế.
Các phương án đưa ra, tôi hoàn toàn đồng ý (giảm tải những kiến thức được viết trong CT-SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau, giảm tải thứ hai là những nội dung trùng lặp dạy cả ở lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dưng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm, giảm tải những bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh…).
Tôi thấy, không nên đưa môn học về Tự nhiên – Xã hội vào chương trình học lớp 2 mà chỉ nên chú tâm vào các môn cơ bản khác như Toán, Tiếng Việt và một số môn phụ đạo khác (Đạo đức, Mỹ thuật…). Hoặc, nếu đưa các vấn đề về tự nhiên, xã hội vào thì chỉ nên đưa những kiến thức hết sức cơ bản vì có dạy thì các cháu cũng chưa hình dung và tiếp thu được một cách đầy đủ.
Thêm vào đó, áp lực của các cháu phần nhiều là do chương trình học ở trường quá tải về lượng kiến thức phải tiếp thu, số lượng sách mà các cháu mang theo cũng nhiều và nặng, và áp lực về thành tích học tập khiến nhiều cháu “sợ học” (chương trình học khó, học sinh học nhiều, bố mẹ nào cũng muốn con mình giỏi hơn người khác, cô giáo cũng muốn các cháu học nhiều để không ảnh hưởng đến thành tích lớp). Vì vậy, giảm tải kiến thức phù hợp với lứa tuổi và tâm lý để các cháu có thời gian nghỉ ngơi là điều cần thiết.
Chị Nguyễn Mai Phương ( Sơn Tây, Hà Nội): Nhiều ông bố bà mẹ cũng "ốp" con
Tôi thấy hầu hết các trường ở ngoại thành, dù học bán trú hay không thì cũng không phải kín lịch và áp lực nặng nề như các học sinh ở nội thành. Con tôi năm nay lên lớp 5 nhưng một tuần vẫn có một, hai buổi để nghỉ ngơi, thư giãn.
Theo tôi, chương trình học của cháu từ trước tới nay không nặng lắm. Gia đình luôn động viên cháu cố gắng học chứ không thúc ép, quản lý giờ giấc gắt gao để tạo không khí thoải mái cho cháu thích trường học.
Hiện nay, nhiều ông bố bà mẹ luôn muốn con mình có nền tảng toàn diện ngay từ “gốc” nên thường “nhồi” cho cháu một lượng kiến thức lớn với lịch học rất dày. Điều đó mới khiến cho cháu có tâm lý nặng nề mỗi khi đến trường.
Thường xuyên quan tâm đến chuyện học hành của các cháu, tôi thấy sách giáo khoa lớp 4, lớp 5 có các môn lịch sử, khoa học với lượng kiến thức khá nhiều và viết khá khó hiểu.
Ngay bản thân tôi khi đọc những cuốn sách đó còn có cảm giác như sách tham khảo dành cho sinh viên đại học thì thử hỏi các cháu tiểu học sẽ hiểu được bao nhiêu phần trăm về những điều đó?
Trần Thị Hải Yến ( Kim Mã, Hà Nội): Nghỉ được 2 tuần, con tôi vội vã đi học thêm
Con tôi năm nay chuẩn bị lên lớp 4. Theo tôi biết, chương trình lớp 4 khá nặng và khó vì đây là năm có nhiều kiến thức trọng tâm nhất của Tiểu học.
Vì vậy, tôi đã cho cháu đi học thêm sau khi kết thúc năm lớp 3 được hai tuần. Nhìn con vừa nghỉ hè được vài ngày đã cắp sách đến lớp học thêm, tôi rất thương nhưng không còn cách nào khác vì nếu không đi học, cháu sẽ không theo kịp các bạn và những bài giảng trên lớp của cô giáo không thể kỹ vì thời gian hạn chế.
Gần đây tôi nghe nói Bộ GD – ĐT có dự kiến sẽ giảm tải một số kiến thức trong chương trình học của học sinh tôi thấy rất mừng. Tôi hi vọng trong năm học mới này các cháu sẽ không phải “bò ra” để học và “phát sốt” vì số lượng kiến thức quá tải.
Chị Trường Giang (quận Cầu Giấy, Hà Nội): Không nên bắt các cháu làm quá nhiều bài tập
Con tôi năm nay lên lớp 3. Cả ngày cháu học ở trường nhưng tối về học đến 10h vẫn chưa làm hết các bài tập cô giao. Nhiều khi thương con, những bài tập thủ công tôi phải làm hộ vì cháu không có thời gian.
Tôi rất quan tâm đến vấn đề điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải chương trình và sách giáo khoa. Tôi không thể đề xuất những nội dung cụ thể cần giảm tải, nhưng với tư cách là một phụ huynh, tôi mong con mình có thời gian để cân bằng giữa học và chơi, giải trí.
Theo tôi, trên lớp buổi sáng các cháu học những bài mới, buổi chiều cô cho các bài tập ôn luyên kiến thức sáng đã học. Buổi tối về nhà chỉ cần một bài tập nhẹ nhàng để rèn luyện thói quen học bài. Không nên bắt các cháu làm quá nhiều bài tập.
Anh Lâm Đức Tùng (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội): Đừng giảm tải nhỏ giọt
Từ khi Bộ GD – ĐT tiến hành cải cách SGK ở các bậc học thì lượng kiến thức đã quá tải với học sinh.
Thêm vào đó, mỗi năm lại sửa đổi (học sinh mỗi năm một bộ sách), giảm tải nhưng cuối cùng chất lượng đã đi đến đâu? Hay vẫn “giậm chân tại chỗ” khiến cả học sinh, giáo viên và phụ huynh phải đau đẩu?
Con tôi mới học lớp 4 nhưng lịch học lúc nào cũng kín mít hơn cả học sinh lớp 12 ôn thi ĐH. Không phải vì gia đình tôi quá kỳ vọng vào con nên ép cháu học nhiều mà ngay từ kiến thức trong sách giáo khoa đã nhiều, các môn đưa vào chương trình học cũng nhiều, lại thêm các ài tập nâng cao, các bài tập ở lớp học thêm (nếu không đi học thêm sẽ không thể học theo kịp)… Vì vậy, các cháu không còn thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, thậm chí ốm vẫn phải đến lớp.
Tôi hi vọng năm nay Bộ GD- ĐT sẽ thực hiện giảm tải một cách phù hợp, triệt để, tránh tình trạng năm nay giảm một ít, năm sau lại đề xuất giảm ít nữa. Như thế cả người dạy, người học và bản thân những người làm cha làm mẹ như chúng tôi đều cảm thấy mệt mỏi vì những thay đổi chóng mặt của giáo dục nước nhà.
Trong 11 câu "hỏi - đáp" về việc điều chỉnh nội dung dạy học phổ thông theo hướng giảm tải trong năm học 201 - 2012, Bộ GD-ĐT khẳng định chủ trương này sẽ khắc phục được khó khăn cho học sinh, bởi thời gian học tập ít mà cứ phải học các kiến thức trùng lặp hay vì bài tập, yêu cầu quá cao nên nảy sinh chuyện dạy thêm, học thêm; giúp giảm thời gian học kiến thức hàn lâm, lý thuyết thuần tuý, tăng thời gian thực hành, học tại hiện trường; điều đó sẽ giúp cho HS có điều kiện được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động và kỹ năng sống.
Đối với phụ huynh, những người vẫn hàng ngày đưa đón con tới trường, kèm cặp con học buổi tối và thấm thía sự vất vả của chính mình, của con cái và của cả những người thầy, liệu mục tiêu tốt đẹp kia có phi thực tế?
|
|
Trước đây, tôi cho con học mẫu giáo và lớp 1 ở một trường song ngữ trên địa bàn quận. Chương trình học ở đó một nửa dành cho việc kích thích sự phát triển, sáng tạo tự nhiên của trẻ nhỏ bằng các hoạt động vui chơi, giải trí (bơi lội, ballet, khiêu vũ…), một nửa dành cho học tập, trong đó 50% số tiết học tiếng Anh.
Nhận xét kết quả học tập theo tuần của cô giáo phát cho các cháu đều bằng tiếng Anh nên dẫn đến việc không chỉ riêng con tôi mà tất cả các cháu được học theo phương pháp này đều rơi vào tình trạng nói tiếng Anh lưu loát hơn tiếng mẹ đẻ (môn Tiếng Việt của cháu rất kém, thậm chí học rất chậm) và thường có thói quen chơi nhiều hơn học. Năm nay lên lớp 2, gia đình tôi cho cháu theo học ở trường công lập theo chương trình đào tạo kiến thức chuẩn của Bộ GD- ĐT.
Tuy nhiên, theo tham khảo từ nhiều phụ huynh khác, tôi thấy chương trình học tiểu học (theo chương trình của Bộ GD) khá nặng.
Hầu hết, các cháu học theo hình thức bán trú, buổi tối gia đình lại thuê thêm gia sư hoặc các trung tâm uy tín kèm thêm, hoặc bố mẹ trực tiếp hướng dẫn làm bài tập về nhà của nhiều môn. Vì vậy, thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn của quá ít, trong khi ngày nào cũng quay theo một chu trình nặng nề như thế.
Các phương án đưa ra, tôi hoàn toàn đồng ý (giảm tải những kiến thức được viết trong CT-SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau, giảm tải thứ hai là những nội dung trùng lặp dạy cả ở lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dưng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm, giảm tải những bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh…).
Tôi thấy, không nên đưa môn học về Tự nhiên – Xã hội vào chương trình học lớp 2 mà chỉ nên chú tâm vào các môn cơ bản khác như Toán, Tiếng Việt và một số môn phụ đạo khác (Đạo đức, Mỹ thuật…). Hoặc, nếu đưa các vấn đề về tự nhiên, xã hội vào thì chỉ nên đưa những kiến thức hết sức cơ bản vì có dạy thì các cháu cũng chưa hình dung và tiếp thu được một cách đầy đủ.
Thêm vào đó, áp lực của các cháu phần nhiều là do chương trình học ở trường quá tải về lượng kiến thức phải tiếp thu, số lượng sách mà các cháu mang theo cũng nhiều và nặng, và áp lực về thành tích học tập khiến nhiều cháu “sợ học” (chương trình học khó, học sinh học nhiều, bố mẹ nào cũng muốn con mình giỏi hơn người khác, cô giáo cũng muốn các cháu học nhiều để không ảnh hưởng đến thành tích lớp). Vì vậy, giảm tải kiến thức phù hợp với lứa tuổi và tâm lý để các cháu có thời gian nghỉ ngơi là điều cần thiết.
Chị Nguyễn Mai Phương ( Sơn Tây, Hà Nội): Nhiều ông bố bà mẹ cũng "ốp" con
Tôi thấy hầu hết các trường ở ngoại thành, dù học bán trú hay không thì cũng không phải kín lịch và áp lực nặng nề như các học sinh ở nội thành. Con tôi năm nay lên lớp 5 nhưng một tuần vẫn có một, hai buổi để nghỉ ngơi, thư giãn.
Theo tôi, chương trình học của cháu từ trước tới nay không nặng lắm. Gia đình luôn động viên cháu cố gắng học chứ không thúc ép, quản lý giờ giấc gắt gao để tạo không khí thoải mái cho cháu thích trường học.
Hiện nay, nhiều ông bố bà mẹ luôn muốn con mình có nền tảng toàn diện ngay từ “gốc” nên thường “nhồi” cho cháu một lượng kiến thức lớn với lịch học rất dày. Điều đó mới khiến cho cháu có tâm lý nặng nề mỗi khi đến trường.
Thường xuyên quan tâm đến chuyện học hành của các cháu, tôi thấy sách giáo khoa lớp 4, lớp 5 có các môn lịch sử, khoa học với lượng kiến thức khá nhiều và viết khá khó hiểu.
Ngay bản thân tôi khi đọc những cuốn sách đó còn có cảm giác như sách tham khảo dành cho sinh viên đại học thì thử hỏi các cháu tiểu học sẽ hiểu được bao nhiêu phần trăm về những điều đó?
Trần Thị Hải Yến ( Kim Mã, Hà Nội): Nghỉ được 2 tuần, con tôi vội vã đi học thêm
Con tôi năm nay chuẩn bị lên lớp 4. Theo tôi biết, chương trình lớp 4 khá nặng và khó vì đây là năm có nhiều kiến thức trọng tâm nhất của Tiểu học.
Vì vậy, tôi đã cho cháu đi học thêm sau khi kết thúc năm lớp 3 được hai tuần. Nhìn con vừa nghỉ hè được vài ngày đã cắp sách đến lớp học thêm, tôi rất thương nhưng không còn cách nào khác vì nếu không đi học, cháu sẽ không theo kịp các bạn và những bài giảng trên lớp của cô giáo không thể kỹ vì thời gian hạn chế.
Gần đây tôi nghe nói Bộ GD – ĐT có dự kiến sẽ giảm tải một số kiến thức trong chương trình học của học sinh tôi thấy rất mừng. Tôi hi vọng trong năm học mới này các cháu sẽ không phải “bò ra” để học và “phát sốt” vì số lượng kiến thức quá tải.
Chị Trường Giang (quận Cầu Giấy, Hà Nội): Không nên bắt các cháu làm quá nhiều bài tập
Con tôi năm nay lên lớp 3. Cả ngày cháu học ở trường nhưng tối về học đến 10h vẫn chưa làm hết các bài tập cô giao. Nhiều khi thương con, những bài tập thủ công tôi phải làm hộ vì cháu không có thời gian.
Tôi rất quan tâm đến vấn đề điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải chương trình và sách giáo khoa. Tôi không thể đề xuất những nội dung cụ thể cần giảm tải, nhưng với tư cách là một phụ huynh, tôi mong con mình có thời gian để cân bằng giữa học và chơi, giải trí.
Theo tôi, trên lớp buổi sáng các cháu học những bài mới, buổi chiều cô cho các bài tập ôn luyên kiến thức sáng đã học. Buổi tối về nhà chỉ cần một bài tập nhẹ nhàng để rèn luyện thói quen học bài. Không nên bắt các cháu làm quá nhiều bài tập.
Anh Lâm Đức Tùng (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội): Đừng giảm tải nhỏ giọt
Từ khi Bộ GD – ĐT tiến hành cải cách SGK ở các bậc học thì lượng kiến thức đã quá tải với học sinh.
Thêm vào đó, mỗi năm lại sửa đổi (học sinh mỗi năm một bộ sách), giảm tải nhưng cuối cùng chất lượng đã đi đến đâu? Hay vẫn “giậm chân tại chỗ” khiến cả học sinh, giáo viên và phụ huynh phải đau đẩu?
Con tôi mới học lớp 4 nhưng lịch học lúc nào cũng kín mít hơn cả học sinh lớp 12 ôn thi ĐH. Không phải vì gia đình tôi quá kỳ vọng vào con nên ép cháu học nhiều mà ngay từ kiến thức trong sách giáo khoa đã nhiều, các môn đưa vào chương trình học cũng nhiều, lại thêm các ài tập nâng cao, các bài tập ở lớp học thêm (nếu không đi học thêm sẽ không thể học theo kịp)… Vì vậy, các cháu không còn thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, thậm chí ốm vẫn phải đến lớp.
Tôi hi vọng năm nay Bộ GD- ĐT sẽ thực hiện giảm tải một cách phù hợp, triệt để, tránh tình trạng năm nay giảm một ít, năm sau lại đề xuất giảm ít nữa. Như thế cả người dạy, người học và bản thân những người làm cha làm mẹ như chúng tôi đều cảm thấy mệt mỏi vì những thay đổi chóng mặt của giáo dục nước nhà.
- Thu Thảo (Ghi)
Giảm tải sách giáo khoa ở 5 nhóm nội dung
Bộ GD-ĐT cho biết, việc giảm tải chương trình SGK sẽ được thực hiện ở
5 nhóm nội dung chính như kiến thức bị trùng lặp, kiến thức quá sâu so
với khả năng học sinh, kiến thức địa phương và sắp xếp lại bài học hợp
lý.
Thôi thúc giảm tải
"Giảm tải, quá tải, cần lộ trình đổi mới
thi tốt
nghiệp và tuyển sinh ĐH"..,những vấn đề không mới lại xuất hiện nhiều trên
báo chí gần đây, cho dù lãnh đạo Bộ GD-ĐT
khẳng định phải có lộ trình, không thể nóng vội.
Giáo dục thần dân hay giáo dục công dân?
Theo TSKH Phan Hồng Giang, việc cấp bách nhất, có tác động chi phối tổng thể của giáo dục chính là việc xác lập hệ giá trị căn
bản của con người mà giáo dục cần và phải đào tạo nên trước yêu cầu mới.
Người Việt cần nền giáo dục gì?
Con người Việt Nam hiện đại phải được nền giáo dục tạo
điều kiện cho trải nghiệm liên tục và tạo môi trường để thử sức và
khám phá bản thân.
Giải mã kỳ tích giáo dục Phần Lan
Giáo sư Tony Wagner, ĐH Harvard giải thích lý do vì sao quốc gia
này đạt được thành công phi thường trong giáo dục. Ông còn là tác
giả cuốn sách về lỗ hổng thành tích toàn cầu.
|