Thời gian qua, công tác giảm nghèo bền vững được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh Đắk Lăk đặc biệt quan tâm, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài để tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Những chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, như: nguồn vốn vay ưu đãi, dạy nghề, khuyến nông, hỗ trợ về y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý... đã phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chung của tỉnh; đồng thời thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...

W-chanuoi.png

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu canh tác và thế mạnh của các địa phương. Từ đó, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong trồng trọt, chăn nuôi để góp phần giảm nghèo bền vững.

Năm 2023, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 1.361 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thu nhập thấp; giải quyết việc làm cho khoảng 30.170 người lao động; xây mới 794 căn nhà, sửa chữa 516 căn nhà ở; hỗ trợ hơn 47.300 lượt hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi, với tổng số tiền hơn 2.086 tỷ đồng.

Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án kết hợp với những giải pháp, cách làm sáng tạo, năm 2023, tỉnh đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,15% (giảm 1,79%), đạt kế hoạch đề ra. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 19,7% (giảm 3,38%); tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn 34,45% (giảm 4,81%).

Những chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, như: nguồn vốn vay ưu đãi, dạy nghề, khuyến nông, hỗ trợ về y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý... đã phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chung của tỉnh; đồng thời thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...

Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến cuối năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh từ 1,5 - 2%; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3 - 4%; hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%.

Để đạt mục tiêu đề ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các đơn vị, địa phương tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; tiếp tục điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp; tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện công tác giảm nghèo.

Đồng thời, triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kim Duyên và nhóm PV