Vừa qua, một số Trung tâm Anh ngữ lớn ở Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT hướng dẫn quy đổi từ chứng chỉ IELTS sang Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Nguyên nhân là khi các đơn vị này làm hồ sơ xin cấp phép lao động cho giáo viên Tiếng Anh người nước ngoài thì đã bị từ chối vì chưa đủ chuẩn theo quy định. Trong đó, có một số trường hợp đã tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ IELTS 8.0...

Cụ thể, theo Thông tư 21 do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018 về quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học không có phụ lục quy định chứng chỉ năng lực ngoại ngữ "tương đương" gồm những chứng chỉ nào. Điều này dẫn đến việc nhiều người nước ngoài có chứng chỉ dạy ngoại ngữ cho người nói ngôn ngữ khác, IELTS điểm cao vẫn không đủ chuẩn dạy Tiếng Anh tại Việt Nam.

Lý do từ chối được đưa ra là IELTS chỉ là một bảng điểm, không phải một chứng chỉ, và hiện nay không có văn bản nào quy định việc quy tương đương điểm IELTS sang Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Về điều này, Bộ GD-ĐT cho hay đã nhận được công văn của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đề nghị hướng dẫn về các chứng chỉ làm điều kiện cấp giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trung tâm dạy ngoại ngữ.

Theo Bộ GD-ĐT, IELTS là kỳ thi nhằm đánh giá khả năng Tiếng Anh. Kết quả cuối cùng của người tham gia kỳ thi này là Test Report (thường được gọi là chứng chỉ IELTS), ghi điểm cụ thể của 4 kỹ năng kiểm tra (nghe, nói, đọc, viết) xác định trình độ tiếng Anh của thí sinh với Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu.

Song, hiện nay chưa có quy định quy đổi tương đương giữa chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức nước ngoài cấp và chứng chỉ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, khung năng lực Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng theo khung châu Âu và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước. Hiện đã có quy định quy đổi tương thích giữa Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu và Khung năng lực Việt Nam. Cụ thể, cấp độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu lần lượt tương thích với Bậc 1, 2, 3, 4, 5,6 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Do đó, Bộ GD-ĐT cho hay, nếu điểm bài thi IELTS được công nhận tham chiếu tương đương với khung châu Âu thì có thể quy đổi tương đương sang khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, hiện tại Việt Nam chưa có đơn vị nào được phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ cho người nước ngoài và cũng chưa có quy định về việc công nhận chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh do tổ chức nước ngoài cấp. Trên thế giới đã có một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh đã được kiểm định, công nhận và sử dụng khá phổ biến như TESOL, TEFL, CELTA.

Vì vậy, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đề nghị Sở LĐ-TB&XH Hà Nội xem xét và có thể chấp nhận chứng chỉ TESOL, TEFL, CELTA là điều kiện để cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là người nước ngoài.

Thanh Hùng

Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng về yêu cầu giáo viên tiếng Anh thi IELTS

Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng về yêu cầu giáo viên tiếng Anh thi IELTS

Ngày 17/6, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có những lý giải về việc lựa chọn hình thức bài thi IELTS nhằm kiểm tra, rà soát trình độ và xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh.

Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh, sao cứ phải là IELTS?

Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh, sao cứ phải là IELTS?

Chứng chỉ IELTS chỉ có giá trị trong 2 năm. Vậy nó có gì tốt hơn một tấm bằng đào tạo cử nhân chính quy chuyên ngành giảng dạy Tiếng Anh với bao nhiêu môn học đặc thù?

Học sinh 7.5 IELTS, giáo viên không trên mức ấy sao dạy được học trò?

Học sinh 7.5 IELTS, giáo viên không trên mức ấy sao dạy được học trò?

Không ít thầy cô hoang mang, lo sẽ “gặp khó” để đạt 6.5 IELTS. Song phụ huynh và nhiều chuyên gia cho rằng điều này là cần thiết.