- Trong khi giới quan sát và nghiên cứu bắt đầu có những cái nhìn cởi mở và xuôi chiều với cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" hay ngôn ngữ @, thì chính những người trẻ lại có những góc phát hiện và bắt lỗi nghiêm khắc - đòi hỏi một cách làm việc có trách nhiệm hơn, toàn diện hơn từ những chuyên gia.
BÀI LIÊN QUAN
Blog - công nghệ chế biến nhà văn từ mạng
Văn học mạng - lãnh địa của người trẻ?
Tại buổi tọa đàm mang tên "Ngôn ngữ giới trẻ thời @" diễn ra chiều tối 29/3 đã có sự tham gia của khoảng 500 khán giả trẻ cùng đối thoại với họa sĩ Thành Phong, PGS. TS. Văn Như Cương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và PGS. TS. Phạm Văn Tình. Đây là một chủ đề không mới nhưng hiện được quan tâm trở lại sau vụ việc cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" bị xem xét dừng phát hành hồi tháng 10/2011.
Điều bất ngờ nhất tại buổi tọa đàm, là trước những nhận xét có phần tích cực của các chuyên gia về sự vận động của ngôn ngữ trẻ, về những minh họa sáng tạo trong sách và một số thành ngữ cải biên có ý nghĩa, thì một số cử tọa trẻ đã đưa ra những phản biện khá sắc sảo về những mặt tiêu cực còn lại.
Hoàng Minh Quân, một độc giả trẻ nêu ý kiến về sự xuất hiện những câu cửa miệng đầy vần điệu của giới trẻ gần đây - mà anh cho rằng bản thân chúng đã mang nghĩa xấu - như "Gia đình là phù du, Suju là tất cả". Hoàng Minh Quân cũng nhặt sạn một câu nói khác trong cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" đang mang nghĩa không đẹp, như "Miệt mài quay tay, vận may sẽ đến". Anh đặt câu hỏi: "Bao nhiêu bạn trẻ tại buổi tọa đàm này sẽ nghĩ câu nói nhắc đến gameshow Chiếc nón kì diệu?"
Một độc giả tự xưng là bằng tuổi với họa sĩ Thành Phong tiếp tục nhận định, theo anh, trong cuốn sách vẫn tồn tại nhiều câu nói không phải là hoàn toàn phổ biến trong hầu hết giới trẻ như nó đã nêu. Việc biên tập văn viết hiện nay rõ ràng vẫn còn nhiều thiếu sót. Anh cũng không đồng ý với nội dung thông tin in trên tờ rơi của buổi tọa đàm như: "....hơn một trăm câu thành ngữ mà giới trẻ Việt Nam ngày nay hầu như không ai là không dùng và được xã hội cũng như các phương tiện truyền thông chấp nhận rộng rãi".
Sự vận động của ngôn ngữ cũng được người trẻ nắm bắt nhanh, bằng việc một cử tọa sinh viên đưa ra ví dụ về vận dụng từ "ấy" một cách đa nghĩa "Ấy ơi, ấy muốn ấy thế này nghĩa là ấy thế nào?"; trong khi một độc giả khác đến từ ĐH Thủy Lợi thì cho rằng việc cách ly với hệ thống ngôn ngữ mới sẽ là một thiệt thòi cho người sử dụng, đồng thời làm mất đi sự biểu đạt đa dạng trong cách nói và viết.
Họa sĩ Thành Phong không phát biểu nhiều trong buổi tọa đàm tập trung vào cuốn sách của mình. Anh chỉ giải thích một chút về những sáng tạo trong tranh minh họa, và xem yếu tố bất ngờ như một điểm không thể thiếu cho sự hài hước và dí dỏm. Nổi bật trong số khách mời là PGS. TS. Phạm Văn Tình - nhà ngôn ngữ học. Đến từ Viện Từ điển và Bách khoa thư, ông đưa ra những ý kiến đã được suy nghĩ cẩn trọng "Áp lực của thói quen trong sử dụng ngôn ngữ là vô cùng lớn. Gần đây tôi đã phải nhìn lại. Chúng ta không nên tung hô nhanh chóng, cũng không phủ định nhanh chóng, mà phải bình tĩnh, tìm hiểu về hạt nhân giá trị và bản chất của nó một cách ôn hòa".
Một buổi tọa đàm kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ về ngôn ngữ trẻ có thể đã làm nhiều người thỏa mãn về sức sôi nổi và cởi mở, cũng như sự chia sẻ giữa các thế hệ trong nhu cầu được thấu hiểu về ngôn ngữ. Thế nhưng trong hơn 500 cử tọa quan tâm đó, mỗi người sẽ hành động gì sau nhận thức mới thu nạp được, vẫn là một vấn đề không hề được giải quyết của các tọa đàm thiên về nói mà chưa có phần làm, phần quy trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay.
Có thể nói sự nổi lên của "Sát thủ đầu mưng mủ" cũng như sự biến đổi mạnh mẽ và ngày càng rộng của ngôn ngữ ngoài luồng vẫn khiến nhiều người không hiểu, không thông, bởi chúng đang thiếu một đối trọng đủ mạnh ở phía bên kia. Đó là một cuốn sách với ngôn ngữ mới đủ đẹp, đủ chuẩn và biết cách đi cùng thời đại; để mỗi người Việt - dù ở lứa tuổi nào - cũng có thể công nhận và hướng tới. (Như cách mà Vladimir Nabokov đã làm với "Lolita"?). Trách nhiệm đó thuộc về mỗi người làm nghề, mỗi người cầm bút và mỗi người làm sách.
Một số hình ảnh thể hiện sự quan tâm của giới trẻ với đề tài sách và ngôn ngữ:
Hồ Hương Giang
Ảnh: Angellittlefire
BÀI LIÊN QUAN
Blog - công nghệ chế biến nhà văn từ mạng
Văn học mạng - lãnh địa của người trẻ?
Thu hồi "Sát thủ" để in sách lậu?
Thành Phong tiếc vì “Sát thủ...” bị dừng phát hành
Tạm dừng phát hành “Sát thủ đầu mưng mủ”
Thành Phong tiếc vì “Sát thủ...” bị dừng phát hành
Tạm dừng phát hành “Sát thủ đầu mưng mủ”
Tại buổi tọa đàm mang tên "Ngôn ngữ giới trẻ thời @" diễn ra chiều tối 29/3 đã có sự tham gia của khoảng 500 khán giả trẻ cùng đối thoại với họa sĩ Thành Phong, PGS. TS. Văn Như Cương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và PGS. TS. Phạm Văn Tình. Đây là một chủ đề không mới nhưng hiện được quan tâm trở lại sau vụ việc cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" bị xem xét dừng phát hành hồi tháng 10/2011.
Buổi tọa đàm "Ngôn ngữ giới trẻ thời @" kín chỗ với sự quan tâm của nhiều người trẻ |
Điều bất ngờ nhất tại buổi tọa đàm, là trước những nhận xét có phần tích cực của các chuyên gia về sự vận động của ngôn ngữ trẻ, về những minh họa sáng tạo trong sách và một số thành ngữ cải biên có ý nghĩa, thì một số cử tọa trẻ đã đưa ra những phản biện khá sắc sảo về những mặt tiêu cực còn lại.
Hoàng Minh Quân, một độc giả trẻ nêu ý kiến về sự xuất hiện những câu cửa miệng đầy vần điệu của giới trẻ gần đây - mà anh cho rằng bản thân chúng đã mang nghĩa xấu - như "Gia đình là phù du, Suju là tất cả". Hoàng Minh Quân cũng nhặt sạn một câu nói khác trong cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" đang mang nghĩa không đẹp, như "Miệt mài quay tay, vận may sẽ đến". Anh đặt câu hỏi: "Bao nhiêu bạn trẻ tại buổi tọa đàm này sẽ nghĩ câu nói nhắc đến gameshow Chiếc nón kì diệu?"
Độc giả trẻ Hoàng Minh Quân |
Một độc giả tự xưng là bằng tuổi với họa sĩ Thành Phong tiếp tục nhận định, theo anh, trong cuốn sách vẫn tồn tại nhiều câu nói không phải là hoàn toàn phổ biến trong hầu hết giới trẻ như nó đã nêu. Việc biên tập văn viết hiện nay rõ ràng vẫn còn nhiều thiếu sót. Anh cũng không đồng ý với nội dung thông tin in trên tờ rơi của buổi tọa đàm như: "....hơn một trăm câu thành ngữ mà giới trẻ Việt Nam ngày nay hầu như không ai là không dùng và được xã hội cũng như các phương tiện truyền thông chấp nhận rộng rãi".
Sự vận động của ngôn ngữ cũng được người trẻ nắm bắt nhanh, bằng việc một cử tọa sinh viên đưa ra ví dụ về vận dụng từ "ấy" một cách đa nghĩa "Ấy ơi, ấy muốn ấy thế này nghĩa là ấy thế nào?"; trong khi một độc giả khác đến từ ĐH Thủy Lợi thì cho rằng việc cách ly với hệ thống ngôn ngữ mới sẽ là một thiệt thòi cho người sử dụng, đồng thời làm mất đi sự biểu đạt đa dạng trong cách nói và viết.
(Từ trái sang) Họa sĩ Thành Phong, PGS. TS. Văn Như Cương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, PGS. TS. Phạm Văn Tình |
Họa sĩ Thành Phong không phát biểu nhiều trong buổi tọa đàm tập trung vào cuốn sách của mình. Anh chỉ giải thích một chút về những sáng tạo trong tranh minh họa, và xem yếu tố bất ngờ như một điểm không thể thiếu cho sự hài hước và dí dỏm. Nổi bật trong số khách mời là PGS. TS. Phạm Văn Tình - nhà ngôn ngữ học. Đến từ Viện Từ điển và Bách khoa thư, ông đưa ra những ý kiến đã được suy nghĩ cẩn trọng "Áp lực của thói quen trong sử dụng ngôn ngữ là vô cùng lớn. Gần đây tôi đã phải nhìn lại. Chúng ta không nên tung hô nhanh chóng, cũng không phủ định nhanh chóng, mà phải bình tĩnh, tìm hiểu về hạt nhân giá trị và bản chất của nó một cách ôn hòa".
Họa sĩ Thành Phong |
Một buổi tọa đàm kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ về ngôn ngữ trẻ có thể đã làm nhiều người thỏa mãn về sức sôi nổi và cởi mở, cũng như sự chia sẻ giữa các thế hệ trong nhu cầu được thấu hiểu về ngôn ngữ. Thế nhưng trong hơn 500 cử tọa quan tâm đó, mỗi người sẽ hành động gì sau nhận thức mới thu nạp được, vẫn là một vấn đề không hề được giải quyết của các tọa đàm thiên về nói mà chưa có phần làm, phần quy trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay.
Có thể nói sự nổi lên của "Sát thủ đầu mưng mủ" cũng như sự biến đổi mạnh mẽ và ngày càng rộng của ngôn ngữ ngoài luồng vẫn khiến nhiều người không hiểu, không thông, bởi chúng đang thiếu một đối trọng đủ mạnh ở phía bên kia. Đó là một cuốn sách với ngôn ngữ mới đủ đẹp, đủ chuẩn và biết cách đi cùng thời đại; để mỗi người Việt - dù ở lứa tuổi nào - cũng có thể công nhận và hướng tới. (Như cách mà Vladimir Nabokov đã làm với "Lolita"?). Trách nhiệm đó thuộc về mỗi người làm nghề, mỗi người cầm bút và mỗi người làm sách.
Một số hình ảnh thể hiện sự quan tâm của giới trẻ với đề tài sách và ngôn ngữ:
Ảnh: Angellittlefire