- Một người không xăm nhận xét, những hình xăm biểu tượng cho sức mạnh và mang đậm dấu ấn tinh thần của một cá nhân.
TIN BÀI KHÁC
Phóng viên theo chân một đôi vợ chồng trẻ đi xăm mình ở Sài Gòn. Thanh Tùng và Ngọc Anh chưa từng có bất cứ một hình xăm nào trên cơ thể trước đây.
Một điểm chung lớn giữa hai bạn trẻ này là họ cùng yêu âm nhạc và say mê nhiếp ảnh. Thanh Tùng đặc biệt yêu thích ban nhạc Beatles và ca sĩ John Lennon - linh hồn của ban nhạc - một nghệ sĩ hoạt động vì hòa bình bị ám sát năm 1980.
Mất khá nhiều thời gian để cả hai chọn cho mình một hình xăm ưng ý. Ngọc Anh chọn biểu tượng hòa bình, màu cờ của ca sĩ tiên phong dòng nhạc reggae Bob Marley cùng với dòng chữ Give Peace a Chance (*), Thanh Tùng chọn xăm dòng chữ Make Love Not War (**).
Theo lời một số người bạn thân giới thiệu, họ có mặt tại một tiệm xăm mình ở Sài Gòn vào một buổi chiều tháng 8 nắng gắt. Người chủ cửa hiệu đón tiếp khá niềm nở. Anh ta xem xét các mẫu xăm và báo giá.
Sau khi được sự đồng ý của khách, anh xử lý các mẫu xăm trên máy tính, vẽ lại, chỉnh kích cỡ phù hợp và thay đổi một số chi tiết theo yêu cầu. Sau đó những hình mẫu được in trên giấy thường, viền bút bi và quét một loại sáp để lưu dấu mực trên da. Tất cả công việc chuẩn bị chỉ kéo dài khoảng 10 phút.
Thời gian xăm hình của Ngọc Anh mất khoảng 25 phút, hình của Tùng chừng hơn 15 phút.
Chủ tiệm cho biết: "Công việc cũng đủ sống, dù không giàu. Lượng khách đến cửa tiệm khá đều đặn. Công việc này cũng giống như người họa sĩ bình thường vẽ tranh. Với những hình xăm hình lớn thì chỉ in lên da phần nội dung chính, còn những hình phụ phải vẽ tay. Sai số cho phép của chúng khá lớn.
Mỗi hình có một độ khó riêng, như hình của Ngọc Anh trông thì đơn giản vậy thôi nhưng cần độ chính xác cao, vì khả năng cho phép xê xích là rất nhỏ. Nữ giới thường thích xăm những hình nhỏ, chỉ đi 1 nét, độ khó cũng cao hơn".
Khi được hỏi, đâu là kỹ năng khó nhất của việc xăm mình, anh trả lời: "Đó là làm sao xăm được cho đẹp. Một người thầy dạy 3 trò, nhưng mỗi trò ra làm sẽ khác nhau, đi nét khác nhau, không ai giống ai. Nghề này cần nhất cái đầu và đôi tay. Thực ra chỉ cần học 2 tiếng là có thể cầm được mũi kim rồi. Nhưng khi vẽ cho khách hàng có đúng, có đẹp không thì lại cần nhiều yếu tố khác".
Công nghệ xăm bằng máy giúp tiết kiệm thời gian hơn nhiều lần so với xăm tay. Nhìn mũi kim chạy trên da tưởng như mỏng manh, nhưng hóa ra có đến 3 cây kim được dùng cho việc đi nét, 9 cây kim dùng để tô hình. Người chủ tiệm chia sẻ, để đi nét màu thì cần nặng kim hơn để ăn màu vào da.
Xăm mình là một sự lựa chọn hết sức cá nhân. Việc xăm hình ngày nay tại Việt Nam không còn chịu nhiều áp lực xã hội như những thập niên trước đây. Có rất nhiều ngôi sao ca nhạc đi xăm mình và hiện tượng đã dần trở thành chuyện bình thường.
Tuy nhiên, các yếu tố về vệ sinh an toàn luôn cần phải được xem xét - nhìn từ góc độ người xăm - đặc biệt trong bối cảnh các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc rất dễ mua tại Việt Nam. Biến chứng do xăm ít khi xảy ra, nhưng không thể không có các lưu ý về việc dùng kim 1 lần, thử dị ứng mực xăm và sử dụng các loại mực có nguồn gốc chất lượng. Điều này nên được thông báo rộng rãi và trở thành quy trình đảm bảo tại tất cả các cửa tiệm.
Những nghệ nhân xăm mình tôn trọng nghề nghiệp đều có sự tư vấn nhất định cho khách hàng của mình khi lựa chọn hình xăm và cung cấp những khuyến cáo về việc khó tẩy xóa. Một số nghệ nhân kiên quyết không xăm mình cho thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Máu tiếp tục rỉ ra lấm tấm khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi hoàn tất công việc xăm mình, nhưng cả Thanh Tùng và Ngọc Anh đều tỏ ra hài lòng với những dấu ấn mới trên cơ thể. Các thông điệp có vẻ như rất có ý nghĩa với họ.
Vân Sam
Ảnh: Angellittlefire
------
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
(*) Khoảng thời gian 2 năm cuối cùng của John Lennon trong nhóm The Beatles, John và vợ - Yoko Ono bắt đầu những hoạt động công khai phản đối chiến tranh Việt Nam, trong đó có việc ghi âm ca khúc “Give Peace a Chance” (Hãy cho hòa bình một cơ hội). Ca khúc này đã được hát bởi hơn 500 nghìn người trong đoàn biểu tình tại thủ đô Washington vào ngày đình chiến Việt Nam (15/10/1969).
(**) "Make Love Not War" là khẩu hiệu phản chiến phổ biến trong thập niên 60, gắn liền với phong trào counter-culture (một trào lưu văn hóa đi trệch hướng khỏi những giá trị văn hóa truyền thống) tại Mỹ. Nó được những người phản đối cuộc chiến tranh với Việt Nam sử dụng và tiếp tục được dùng trong các hoạt động chống chiến tranh khác sau này. "Make Love Not War" cũng là điểm nhấn cho ca khúc "Mind Games" của John Lennon ra mắt năm 1973 và cho bài hát "No More Trouble" của Bob Marley.
TIN BÀI KHÁC
"Sao" Harry Porter khốn khổ vì quá nổi tiếng
Màn diễn xiếc có một không hai trên đường phố
Những tòa lâu đài tuyệt đẹp trên thế giới
Đằng sau cái "xác Tây" của Góc phố danh vọng
Lạc vào thế giới kỳ thú của tranh 3D
Màn diễn xiếc có một không hai trên đường phố
Những tòa lâu đài tuyệt đẹp trên thế giới
Đằng sau cái "xác Tây" của Góc phố danh vọng
Lạc vào thế giới kỳ thú của tranh 3D
Phóng viên theo chân một đôi vợ chồng trẻ đi xăm mình ở Sài Gòn. Thanh Tùng và Ngọc Anh chưa từng có bất cứ một hình xăm nào trên cơ thể trước đây.
Một điểm chung lớn giữa hai bạn trẻ này là họ cùng yêu âm nhạc và say mê nhiếp ảnh. Thanh Tùng đặc biệt yêu thích ban nhạc Beatles và ca sĩ John Lennon - linh hồn của ban nhạc - một nghệ sĩ hoạt động vì hòa bình bị ám sát năm 1980.
Mất khá nhiều thời gian để cả hai chọn cho mình một hình xăm ưng ý. Ngọc Anh chọn biểu tượng hòa bình, màu cờ của ca sĩ tiên phong dòng nhạc reggae Bob Marley cùng với dòng chữ Give Peace a Chance (*), Thanh Tùng chọn xăm dòng chữ Make Love Not War (**).
Theo lời một số người bạn thân giới thiệu, họ có mặt tại một tiệm xăm mình ở Sài Gòn vào một buổi chiều tháng 8 nắng gắt. Người chủ cửa hiệu đón tiếp khá niềm nở. Anh ta xem xét các mẫu xăm và báo giá.
Xử lý mẫu xăm |
Hình xăm được xử lý đồ họa |
Sau khi được sự đồng ý của khách, anh xử lý các mẫu xăm trên máy tính, vẽ lại, chỉnh kích cỡ phù hợp và thay đổi một số chi tiết theo yêu cầu. Sau đó những hình mẫu được in trên giấy thường, viền bút bi và quét một loại sáp để lưu dấu mực trên da. Tất cả công việc chuẩn bị chỉ kéo dài khoảng 10 phút.
Thời gian xăm hình của Ngọc Anh mất khoảng 25 phút, hình của Tùng chừng hơn 15 phút.
|
Chuẩn bị mũi kim |
|
Máy hủy kim. Khách hàng cần đảm bảo những chiếc kim dùng để xăm cho bản thân mình là kim mới hoàn toàn |
Mực xăm |
Chủ tiệm cho biết: "Công việc cũng đủ sống, dù không giàu. Lượng khách đến cửa tiệm khá đều đặn. Công việc này cũng giống như người họa sĩ bình thường vẽ tranh. Với những hình xăm hình lớn thì chỉ in lên da phần nội dung chính, còn những hình phụ phải vẽ tay. Sai số cho phép của chúng khá lớn.
Mỗi hình có một độ khó riêng, như hình của Ngọc Anh trông thì đơn giản vậy thôi nhưng cần độ chính xác cao, vì khả năng cho phép xê xích là rất nhỏ. Nữ giới thường thích xăm những hình nhỏ, chỉ đi 1 nét, độ khó cũng cao hơn".
Khi được hỏi, đâu là kỹ năng khó nhất của việc xăm mình, anh trả lời: "Đó là làm sao xăm được cho đẹp. Một người thầy dạy 3 trò, nhưng mỗi trò ra làm sẽ khác nhau, đi nét khác nhau, không ai giống ai. Nghề này cần nhất cái đầu và đôi tay. Thực ra chỉ cần học 2 tiếng là có thể cầm được mũi kim rồi. Nhưng khi vẽ cho khách hàng có đúng, có đẹp không thì lại cần nhiều yếu tố khác".
Có tới 3 mũi kim dùng để đi nét |
Và 9 mũi kim để tô hình |
Công nghệ xăm bằng máy giúp tiết kiệm thời gian hơn nhiều lần so với xăm tay. Nhìn mũi kim chạy trên da tưởng như mỏng manh, nhưng hóa ra có đến 3 cây kim được dùng cho việc đi nét, 9 cây kim dùng để tô hình. Người chủ tiệm chia sẻ, để đi nét màu thì cần nặng kim hơn để ăn màu vào da.
Xăm màu |
Hoàn thành một hình xăm |
Một bài báo trên Tuổi Trẻ (tháng 11/2011) cho hay, khảo sát trên 20 tiệm xăm hoạt động có đăng ký kinh doanh tại Sài Gòn chỉ 5-6 tiệm hoạt động uy tín. Một nghệ nhân xăm mình đến từ Pháp hiện là chủ một tiệm xăm tại Q.1 cho biết: “Các tiệm xăm ở Pháp để có thể hoạt động phải có chứng chỉ học nghề, nhiều loại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chỉ cần có đăng ký kinh doanh là có thể hoạt động”. |
Xăm mình là một sự lựa chọn hết sức cá nhân. Việc xăm hình ngày nay tại Việt Nam không còn chịu nhiều áp lực xã hội như những thập niên trước đây. Có rất nhiều ngôi sao ca nhạc đi xăm mình và hiện tượng đã dần trở thành chuyện bình thường.
Tuy nhiên, các yếu tố về vệ sinh an toàn luôn cần phải được xem xét - nhìn từ góc độ người xăm - đặc biệt trong bối cảnh các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc rất dễ mua tại Việt Nam. Biến chứng do xăm ít khi xảy ra, nhưng không thể không có các lưu ý về việc dùng kim 1 lần, thử dị ứng mực xăm và sử dụng các loại mực có nguồn gốc chất lượng. Điều này nên được thông báo rộng rãi và trở thành quy trình đảm bảo tại tất cả các cửa tiệm.
Những nghệ nhân xăm mình tôn trọng nghề nghiệp đều có sự tư vấn nhất định cho khách hàng của mình khi lựa chọn hình xăm và cung cấp những khuyến cáo về việc khó tẩy xóa. Một số nghệ nhân kiên quyết không xăm mình cho thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Máu tiếp tục rỉ ra lấm tấm khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi hoàn tất công việc xăm mình, nhưng cả Thanh Tùng và Ngọc Anh đều tỏ ra hài lòng với những dấu ấn mới trên cơ thể. Các thông điệp có vẻ như rất có ý nghĩa với họ.
Hình xăm của Thanh Tùng |
Vân Sam
Ảnh: Angellittlefire
------
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
(*) Khoảng thời gian 2 năm cuối cùng của John Lennon trong nhóm The Beatles, John và vợ - Yoko Ono bắt đầu những hoạt động công khai phản đối chiến tranh Việt Nam, trong đó có việc ghi âm ca khúc “Give Peace a Chance” (Hãy cho hòa bình một cơ hội). Ca khúc này đã được hát bởi hơn 500 nghìn người trong đoàn biểu tình tại thủ đô Washington vào ngày đình chiến Việt Nam (15/10/1969).
(**) "Make Love Not War" là khẩu hiệu phản chiến phổ biến trong thập niên 60, gắn liền với phong trào counter-culture (một trào lưu văn hóa đi trệch hướng khỏi những giá trị văn hóa truyền thống) tại Mỹ. Nó được những người phản đối cuộc chiến tranh với Việt Nam sử dụng và tiếp tục được dùng trong các hoạt động chống chiến tranh khác sau này. "Make Love Not War" cũng là điểm nhấn cho ca khúc "Mind Games" của John Lennon ra mắt năm 1973 và cho bài hát "No More Trouble" của Bob Marley.