Việc phạt trẻ khi mắc lỗi luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh “đau đầu”. Các nhà tâm lý học cho rằng, dù lỗi lầm của trẻ là vô tính hay cố ý thì những hình phạt nghiêm khắc với trẻ cũng không mang lại hiệu quả. 

Nikki Mullen Cruz, một bà mẹ đang sống tại bang Chicago, Mỹ đã nghĩ ra một cách tuyệt vời để phạt lỗi trẻ nhỏ. Sáng kiến của cô có tên gọi là “góc tĩnh tâm”. Trong góc này, người mẹ có đặt những cuốn sách, đồ chơi và những tấm áp phích hướng dẫn trẻ cách giữ bình tĩnh.

{keywords}

Thay vì phạt con úp mặt vào tường hay cấm túc tại phòng riêng khi trẻ mắc lỗi, người mẹ đã có sáng kiến về “góc tĩnh tâm”

“Điều trẻ cần là một góc nhỏ để chúng có thể bình tĩnh lại, suy nghĩ về việc mình đã làm. Tuy nhiên, đó không nên là một nơi trống rỗng và lạnh lẽo. Bản thân tôi đã từng áp dụng hình phạt úp mặt vào tường, nhưng nó không hề hiệu quả chút nào”, cô Nikki nói.

Nikki không muốn con mình phải tự kiểm điểm trong cảm xúc lo lắng và sợ hãi. Thay vào đó, cô đã thiết kế một góc êm ái và thoải mái bên cạnh ghế sofa. Tại đây, trẻ có thể tĩnh tâm, thư giãn và thở thật chậm tương tự như khi ngồi thiền.

{keywords}

Một "góc tĩnh tâm"

{keywords}

Góc tĩnh tâm "đánh thức" cả 5 giác quan

Bí quyết của Nikki khi thực hiện sáng kiến này là đánh vào cả 5 giác quan của trẻ. Cô đã bày trong “góc tĩnh tâm” những dụng cụ khác nhau, bao gồm một quả bóng để sờ và nhìn; một bóng đèn đổi màu để kích thích thị giác; một chậu cây nhỏ cùng tinh dầu thơm để ngắm và ngửi. Quan trọng nhất làm một chiếc máy phát những bản nhạc du dương.

“Việc kích thích cả 5 giác quan khiến trẻ chuyển từ trạng thái giận dữ sang bình tĩnh, biết suy xét. Cũng như người lớn, cảm xúc của trẻ nhỏ luôn bị tác động bởi không gian xung quanh. “Góc tĩnh tâm” đã thực sự giúp những đứa con của tôi tĩnh tâm lại”, cô Nikki chia sẻ.

Bên cạnh sáng kiến này, cô Nikki Mullen Cruz còn thường xuyên áp dụng các nguyên tắc khác trong việc giáo dục con trẻ. Cô hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc với các đồ dùng công nghệ, thay vào đó là phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.

Trẻ cũng chỉ được chơi cùng những món đồ ưa thích trong khoảng thời gian vừa đủ một ngày. Với cô Nikki, việc quan trọng nhất là dạy trẻ biết thế nào là đủ và ham mê mọi thứ một cách vừa phải.

Thời Vũ (Theo Brightside)

GS Mỹ: 'Bài tập về nhà hoàn toàn không có tác dụng với học sinh tiểu học'

GS Mỹ: 'Bài tập về nhà hoàn toàn không có tác dụng với học sinh tiểu học'

“Bài tập về nhà mang lại nhiều lợi ích đối với học sinh cấp 3, tác dụng này giảm xuống đối với học sinh cấp 2 và hoàn toàn không có tác dụng đối với học sinh tiểu học”, GS Etta Kralovec, Trường ĐH Arizona (Mỹ) nói.