1. Chống độc quyền

Theo thông tin rò rỉ, Giám đốc Ủy ban châu Âu (EC) về chính sách cạnh tranh đã quyết định phạt Google vì vi phạm luật chống độc quyền của EU. Các đối thủ phàn nàn Google làm giả thuật toán tìm kiếm để quảng bá các dịch vụ riêng không lành mạnh, hành vi được gọi là “search bias”. Vụ kiện có thể kiến Google bị phạt hàng tỷ USD, trong khi kết quả điều tra có khả năng ảnh hưởng đến phương pháp quản lý Android của Google. Cho đến nay, Google bác bỏ mọi hành vi phản cạnh tranh bị tố cáo.

2. Thuế

Google cùng các “gã khổng lồ” Silicon Valley khác bị công kích vì các giao dịch tài chính có thể giúp giảm tối đa mức thuế phải nộp. EU đang cân nhắc áp thuế cho các hãng công nghệ Mỹ như một phần trong kế hoạch phát triển thị trường kỹ thuật số duy nhất trong khu vực. Chính phủ Anh chuẩn bị áp thuế 25% lợi nhuận đối với các “hoạt động kinh tế” chuyển ra nước ngoài. Báo chí thường gọi thuế này là “thuế Google” (Google Tax).

3. Quyền được lãng quên

Theo sau một vụ kiện tháng 4/2014, công dân châu Âu có thể kháng cáo để Google xóa bỏ các thông tin mà họ cho là “lỗi thời”, “không liên quan” đến họ trong danh sách tìm kiếm. Google phản đối phán quyết này nhưng cuối cùng vẫn phải bổ sung hệ thống mới. Hiện nay, EU muốn Google áp dụng phán quyết trên toàn thế giới.

4. Bản quyền

Gần đây, Tây Ban Nha muốn tính phí Google vì dẫn link đến các bài báo của các nhà xuất bản nước này. Google từ chối trả tiền và thay vào đó đóng cửa luôn dịch vụ Google News tại Tây Ban Nha. Đức cũng đề nghị Google phải thanh toán vì đăng trích dẫn từ một số tờ báo lớn nhưng ngay khi hãng tìm kiếm ngừng hiển thị chúng, các nhà xuất bản đã mất khoảng 80% lưu lượng truy cập. Ngay sau khi chứng kiến lượt truy cập sụt giảm thảm hại, Axel Springer – hãng tin lớn nhất Đức, đã phải “cúi đầu” trước Google và thay đổi quyết định cấm Google truy cập các ấn phẩm của mình.

5. Bảo vệ dữ liệu

Theo sau những tiết lộ của “kẻ phản bội nước Mỹ” Edward Snowden, EU đang hoàn tất dự thảo luật có khả năng làm thay đổi hoàn toàn cách xử lý dữ liệu người dùng của các công ty Mỹ hoạt động tại châu Âu. Biện pháp sẽ thay thế luật bảo mật dữ liệu còn nhiều lỗ hổng đang tồn tại. Các nhà chức trách châu Âu cũng đang cân nhắc loại bỏ thỏa thuận giữa Mỹ và EU cho phép các công ty Mỹ thu thập dữ liệu phát sinh từ khách hàng châu Âu của họ.