Đây không phải là thương vụ đầu tiên phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển của Google. Vào năm 2020, họ đã mua lại nhà sản xuất kính North và đang tuyển dụng các kỹ sư để xây dựng một hệ điều hành thực tế tăng cường. Vào tháng 1, Google Labs được cho là đang phát triển mẫu headset AR mang tên “Project Iris”.
Lý do khiến Google mua lại Raxium là công nghệ MicroLED có thể hữu ích để phát triển màn hình AR rực rỡ nhưng tiết kiệm năng lượng hơn các giải pháp khác. Ngoài ra, Raxium đang nghiên cứu về "tích hợp nguyên khối" cho MicroLED.
Dễ hiểu hơn, đó là sản xuất chúng từ cùng một loại silicon được sử dụng cho hầu hết các bộ vi xử lý, nhằm hạn chế tối đa chi phí. Các công ty khác đang nghiên cứu phần cứng MicroLED AR bao gồm Oppo, Apple và Vuzix.
Để cạnh tranh với Google, Microsoft đã cung cấp một thiết bị thực tế tăng cường mang tên HoloLens. Trong khi đó, Apple, Meta, Snap và những người khác được cho là đang đầu tư rất nhiều tạo ra phần cứng của riêng họ để phủ thông tin và hình ảnh lên thế giới thực.
Theo trang web của Raxium, màn hình Super AMOLED trên điện thoại của bạn có cao độ pixel (khoảng cách giữa tâm của một pixel và tâm của pixel khác bên cạnh nó) khoảng 50 micron, trong khi MicroLED của họ chỉ có cao độ khoảng 3,5 micron. Công ty cũng tự hào về khả năng hiển thị tốt hơn gấp 5 lần so với bất kỳ kỷ lục thế giới nào.
Rick Osterloh đã đề cập đến kích thước và hiệu quả trong bài đăng trên blog của mình về các công nghệ hiển thị trong tương lai mà Raxium có thể xây dựng. Ông cho biết công ty sẽ tham gia nhóm Thiết bị & Dịch vụ của Google
“Chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực này sẽ đóng vai trò quan trọng khi chúng tôi tiếp tục đầu tư vào các nỗ lực phần cứng của mình”, ông khẳng định.
Thái Hoàng (Theo The Verge)