Ngân hàng Nhà nước đã giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn dưới 12 tháng về mức 7,5%.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo, từ ngày 26/3, trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8% một năm còn 7,5% một năm.
Lãi suất các kỳ hạn từ 12 tháng vẫn tiếp tục theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Cơ quan quản lý cũng giảm 1% đối với một vài lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9% xuống 8% một năm trong khi lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7% xuống 6% một năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ còn 9% một năm.
Theo các chuyên gia cho là chỉ số CPI cả nước tăng âm 0,19% lần đầu tiên trong 9 tháng là điều kiện tốt để giảm lãi suất. Bên cạnh đó, sức ép từ việc tắc tín dụng cũng khiến cho việc giảm lãi suất được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, lần này, Ngân hàng Nhà nước có bước điều chỉnh giảm lãi suất 0,5% thay vì 1%. Điều này cho thấy, địa dư điều chỉnh lãi suất đang dần hẹp lai sau 6 lần hạ lãi suất.
Trước khi có quyết định của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã có bước đi chủ động hạ lãi suất.
Cụ thể, từ 20/3, lãi suất huy động của ngân hàng này giảm 0,5%/năm ở các kỳ hạn 1, 2 và 3 tháng. Cụ thể, ở kỳ hạn từ 1-3 tháng, lãi suất huy động giảm còn 7,5%/năm, từ mức kịch trần 8%/năm trước đó. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng cho biết, từ 14/3, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ của ngân hàng này giảm xuống ở mức 7,8%/năm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng thực hiện giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 tháng đến 11 tháng ở mức 7,92%/năm.
Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, từ sau Tết cổ truyền đến nay, mặc dù lãi suất không tăng nhưng lượng vốn huy động qua các tuần trong tháng liên tục tăng. “Khi có trần lãi suất 8%/năm đối với các khoản tiền gửi dưới 12 tháng cứ tưởng vốn huy động sẽ giảm, khách hàng cũ có thể rút tiền ra đầu tư vào vàng, chứng khoán… nhưng tiền vẫn vào ngân hàng đều đặn khiến NH phải giảm lãi suất.
Thực tế tăng trưởng huy động vốn vượt xa so với tín dụng đã diễn ra từ năm 2012. Thậm chí trong hai tháng đầu năm 2013 mặc dù tín dụng tăng trưởng âm 0,16%, song huy động vốn vẫn tăng trưởng khá tốt. Huy động vốn liên tục tăng cao khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được cải thiện tích cực.
PV