Việc thu giữ một khối lượng lớn sữa bột nhiễm melamine từ các
kho hàng Trung Quốc chính là diễn biến mới nhất trong số một loạt bê bối thực
phẩm ở quốc gia này.
Trong một thời gian ngắn, thế giới liên tiếp chứng kiến các xì căng đan liên quan tới thực phẩm của Trung Quốc. Dưới đây là 10 vụ việc khá hãi hùng.
Sữa nhiễm melamine
Năm 2008, có 6 em nhỏ thiệt mạng, 300.000 em khác ngã bệnh sau khi uống sữa công thức nhiễm hóa chất công nghiệp melamine. Vụ bê bối, bị ỉm đi vài tháng để tránh gây ra tình trạng lúng túng trong kỳ Thế Vận Hội, đã gây bất bình lớn ở Trung Quốc và làm mất lòng tin của công chúng vào chính phủ và khả năng quản lý ngành thực phẩm ở nước này.
Giá đỗ nhiễm độc
Tháng 4/2011, cảnh sát ở thành
phố Thẩm Dương đã thu giữ 40 tấn giá đỗ nhiễm độc. Loại giá này được xử lý với
hóa chất gây ung thư là sodium nitrite, ure cũng như thuốc kháng sinh, kích
thích tố thực vật gọi là 6-benzyladenine. Các hóa chất được dùng để giá lớn
nhanh hơn và trông bóng hơn. 12 người bị bắt trong vụ việc này.
Đậu đũa thấm đẫm thuốc trừ sâu
Hơn 3,5 tấn đậu đũa
thấm đẫm loại thuốc trừ sâu bị cấm là isocarbophos đã bị nhà chức trách Trung
Quốc tiêu hủy sau khi phát hiện nó đang được bán tại thành phố Vũ Hán hồi tháng
3/2010. Số đậu đũa này được chuyển từ thành phố Sanya tới. Có nhiều cáo buộc
rằng vụ việc bị ỉm đi sau khi cơ quan nông nghiệp Sanya nói nhà chức trách Vũ
Hán 'khinh suất" khi công bố vụ việc.
Sữa nhiễm độc từ phế liệu da
Tháng 2/2011, một bê bối sữa nhiễm độc mới ở Trung Quốc lại nổ ra. Lần này, chất protein thủy phân da - một hóa chất công nghiệp tương tự melamine được bỏ vào sữa dường như để tăng độ protein trong sữa - tăng giá trị của sữa. Vấn đề này đã bị phát hiện từ đầu tháng 3/2009. Trung Quốc trong tháng 4 tuyên bố đóng cửa gần 1/2 các hãng sản xuất sữa nhằm thanh lọc ngành này.
Bánh bao "nhôm"
Sau khi có các tin rằng hầu hết
gạo của Trung Quốc nhiễm kim loại nặng, nhà chức trách y tế ở Thâm Quyến, nam
Trung Quốc đã kiểm tra 696 mẫu thực phẩm được làm từ bột, gồm cả bánh bao và
bánh hấp. Gần 1/3 tương đương 28 mẫu bị phát hiện có hàm lượng nhôm vượt quá
tiêu chuẩn. Sự nhiễm độc này bị cho là dùng quá mức bột nổi chứa kim loại.
Thịt lợn phát sáng
Tháng trước, một loạt tin bài và ảnh cho thấy thịt lợn Trung Quốc phát ra ánh xanh kỳ quái khi tắt điện bếp. Những người dùng internet gọi đó là thịt lợn "avatar" và vẫn còn nghi ngờ dù cơ quan giám sát y tế Thượng Hải đã trấn an rằng thịt lợn bị nhiễm khuẩn lân tinh và vẫn an toàn sử dụng khi được nấu chín.
Thịt lợn nhiễm clenbuterol
Trung Quốc đã tiến hành
một cuộc chiến trường kỳ với việc sử dụng steroid clenbuterol trong nuôi lợn.
Được biết tới với tên gọi "bột thịt nạc", người ăn phải loại thịt nhiễm độc này
sẽ bị chóng mặt, đánh trống ngực, tiêu chảy và ra mồ hồi ào ạt. Theo trang web
của cơ quan an toàn thực phẩm Thượng Hải, từ năm 1998 tới 2007, có 18 đợt ngộ
độc clenbuterol liên quan tới thực phẩm.
Hộp đựng thức ăn nhiễm độc
Tháng 4/2010, hơn 7
triệu hộp đựng thức ăn dùng một lần rồi bỏ đã được thu giữ ở Giang Tây. Dù bị
cấm từ năm 1999, hộp xốp kiểu này vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Được
biết, khi hâm thức ăn, chất độc trong hộp xốp sẽ được giải phóng. Hóa chất độc
trong hộp xốp có thể gây hại cho gan, thận và cơ quan sinh sản.
Gạo cadmium
Các nghiên cứu công bố hồi tháng 2 cho thấy, 10% số gạo bán ở Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng, gồm cả cadmium. Dữ liệu do trường đại học nông nghiệp Nam Kinh tập hợp cho thấy, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh phía nam, nơi 60% mẫu thử bị nhiễm kim loại nặng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép.
- Hoài Linh (Theo Telegraph)